Home ] Cộng Sản VN SụpĐổ ] Cộng Sản Bỏ Lỡ ] HoaKỳ ĐổiChiếnLược ] BảnChất ChếĐộ Cộng-Sản ] Vụ Đồng Chiêm ] Đảng CS...Mốc ThờiGian ] Nghĩ về Ngày 19-8 ] Vai Tṛ Giáo Dục ] ĐấuTranh ChânThiệnMỹ ] BảnChất ChếĐộ CộngSản ] QuanTrọng Của ThểChế ] Làm ThếNào KhôngSợ ] Đâu Là ConĐường DânChủ ] PhậtĐản LHQ V ] LưLuận CS Sailầm ] [ CáchMạng Tháng 10 ] CáchMạng Chưa Xảy Ra ] Ngày 2-9 Đại-Hoạ VN ] ĐấuTranh ThếNào? ] GiớiThiệu ChuChiNam ] Lời HT ThíchQuảngĐộ ] TẩyChay Bầu Cử ] Cách Mạng Sẽ Xảy Ra ] TạiSao CS Xử Cha Lư Lúc Này ] Lư Luận Sai Lầm của Marx ] Tư Tưởng Marx phản Văn Hoá ] Thế Tất Thắng Của Dân Chủ ] Chế Độ Dân Chủ, Cộng Sản ] Gậy Ông Đập Lưng Ông ] Cách Mạng Hay Cải Cách ] unesco-Hồ Chí Minh không Văn Hoá ] Địa Lư Chiến Lược ] Mô H́nh Phát Triển ] Hoa Kỳ, Mi là Ai? ] Ư Kiến Về Hoàng-Tùng ] Chiến Thắng Man Dại ] Đấu Tranh Đúng Chiều Hướng ] Trần Hưng Đạo & HCM ] Cùng Làm Cách Mạng ] Số Phận Chế Độ Độc Tài ] Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo ] Nghị Luận ]

 

CÁCH MẠNG THÁNG 10, NGÀY ĐẠI HỌA CHO DÂN TỘC NGA VÀ CŨNG LÀ NGÀY ĐẠI HỌA CHO NHÂN LOẠI 

Lịch sử Việt Nam có những ngày đáng ghi nhớ, như ngày hai Bà Trưng khởi nghĩa, ngày Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, ngày Đức Trần hưng Đạo dẹp tan quân Nguyên ; nhưng cũng có những ngày không đáng ghi nhớ, như ngày Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản nổi lên cướp chính quyền, ngày 19 tháng 8, đưa đất nước chúng ta vào trong gông cùm cộng sản, biến nước chúng ta thành băi chiến trường cho cuộc tranh hùng tư bản-cộng sản, gây biết bao đau thương cho dân tộc. Lịch sử nhân loại cũng vậy, cũng có những ngày đáng ghi nhớ như ngày Băi bỏ chế độ nô lệ, ngày Lao động, ngày Nhân quyền ; nhưng cũng có những ngày đáng quên, ngày đại họa cho nhân loại, như ngày Cách mạng Cộng sản tháng mười,

Tại sao vậy ?

I ) Lénine được Bộ Tham Mưu Quân Sự Đức đưa từ Thụy Sĩ về, giúp đỡ làm cuộc đảo chánh cướp chính quyền. Đó chính là ngày mà người Cộng sản gọi là Ngày Cách mạng Tháng Mười

Thật vậy, Đức Datlai-lama đă từng nói : « Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh ; loài trùng độc, sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời. » Nếu chúng ta xét tất cả những chế độ cộng sản trên thế giới, th́ chúng ta đều thấy chúng đều lợi dụng hoang tàn của chiến tranh để cướp chính quyền ; trong đó có nhà nước cộng sản đầu tiên dựng lên bởi Lénine. Thế Chiến Thứ Nhất gồm 2 phe : phe Đức với sự hỗ trợ của đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ; phe Pháp có Anh, Nga, Hoa kỳ sau này. Gần cuối cuộc chiến, nước Đức thấy không thể nào đương đầu cùng một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông-bắc với Nga, mặt trận tây-nam với Pháp ; muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây-nam. Lợi dụng thời cơ cuối Thế Chiến, đang sống lưu vong ở Thụy Sỹ, Lénine tung ra khẩu hiệu : « Ḥa b́nh bằng bất cứ giá nào. Nhượng đất để có quyền. Đất đai cho dân. » Chính v́ vậy mà Bộ Tham Mưu Đức đă liên lạc với Lénine, đưa ông trong một toa xe lửa bọc sắt, từ Thụy Sỹ về Pétrograd, ngày 17/04/1917. Ngày 18/04, ông ra một thông cáo từ chối hợp tác với Chính phủ Lâm thời của Kérenski, thuộc đảng Dân chủ Xă hội Nga. Chúng ta nên nhớ là Nga Hoàng Nicolas I I lúc đó đă thoái vị. Một trong những lầm lẫn lớn của Kérenski, đó là ân xá cho những người cộng sản và chủ trương vẫn tiếp tục chiến tranh. Ngày 16/07, Lénine định đảo chính, nhưng thất bại, ông phải trốn sang bên Phần lan. Trong khi đó th́ Trotski, trở về Pétrograd ngày 6/10/1917, đă bỏ những người Menchéviks ( thiểu số), đi theo những người Bolchéviks (đa số) của Lénine. Được Lénine giúp đỡ tiền bạc, qua tiền bạc giúp đỡ của Bộ Tham Mưu Đức, qua ṭa Đại sứ Đức ở Nga thời bấy giờ, Trotski đă tổ chức những Ủy ban Quân Sự Cách mạng. Ngày mồng 5 tháng 11/ 1917, tức ngày 23 tháng 10 theo lịch Nga, Lénine từ Phần Lan trở về Nga, cùng quyết định với Trotski, ngày 6/tháng 11, nổi dậy cướp chính quyền. Trước đó, Trotski đă cho phao tin đồn là Chính quyền Kérenski muốn gửi Quân bảo vệ thành Pétrograd ra chiến trường, làm cho quân sĩ của thành bất măn. Đêm 6 rạng mồng 7, tức đêm 24 rạng 25 tháng mười theo lịch Nga, Ủy ban Quân Sự Cách mạng của Trotski cướp các công sở, rồi cướp luôn chính quyền, không có sự tham dự, nếu không nói là trước sự thờ ơ của dân. Sáu giờ chiều ngày 7/11 ( 25/10), một số quân đội theo Trotski oanh tạc lâu đài Mùa Đông. Lúc 8 giờ 40 tối, chính quyền Kérenski bỏ trốn. Hội đồng Ủy viên Nhân dân ( Conseil des commissaires du peuple) được thành lập. Chủ tịch : Lénine, Đặc trách Ngoại giao : Trotski, Đặc trách vấn đề dân thiểu số : Staline . Ngày 18/1/1918, Quốc hội Lập hiến được bầu ra, đa số lại là người Menchéviks, người Bolchéviks của Lénine bị rơi vào thiểu số. Quốc hội chỉ họp có một ngày, rồi bị giải tán bởi Lénine. Tự do báo chí bị băi bỏ. Ngày 8/2, Đức băi bỏ lệnh ngưng chiến với Nga, tiến quân gần tới Pétrogrand. Ngày 1/3, thương thuyết Đức-Nga nối lại, ngày 3/3, Hiệp ước Đức – Nga được kư kết. Ngày 5/3, Nga chịu nhượng cho Đức : Balan, Ukhraine, Bạch Nga ( Russie blanche), các nước Baltes, Phần lan, Géorgie, Arménie. Chính Lénine ra lệnh cho Trotski, Trưởng phái đoàn thương thuyết : « Kư bất cứ cái ǵ, ngay cả nhượng đất đất để giữ quyền ( même céder les territoires pour garder le pouvoir ) « . Việc nhượng đất để giữ quyền là chuyện thường của người cộng sản. Nếu chúng ta biết lịch sử cộng sản, th́ chúng ta không ngạc nhiên ngày hôm nay cộng sản Việt Nam cũng nhượng đất, nhượng biển để giữ quyền. Chúng chẳng có ǵ là quốc gia, dân tộc. Quốc gia, dân tộc chỉ là cái b́nh phong để chúng cướp quyền và giữ quyền. Đêm ngày 16 rạng 18/7/1918, vợ chồng Nga hoàng và con cái bị gết ở Iekaterinbourg. Được tin, Churchill tuyên bố : « Trong lịch sử nhân loại, chưa có một chế độ nào tàn ác và dă man như chế độ cộng sản.«

I I ) Ngày Cách mạng Tháng Mười, ngày mà Lénine thành lập một Nhà nước độc tài chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đi ngược lại tất cả những nguyên tắc căn bản của xă hội chủ nghĩa, tạo dựng lên một cỗ máy nghiền nghén chết không những người dân, mà ngay cả những người thiết lập lên cỗ máy giết người đó.

Bà Rosa Luxemboug, bạn của Lénine, đă đấu tranh với ông trong Đệ Nhị Quốc tế, đă viết thư cho Lénine, trước khi bà chết vào năm 1919 : « Đảng và Nhà nước độc tài mà Anh dựng lên đă đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xă hội ; đó là tự do và dân chủ. Nó không những không phục vụ thợ thuyền, mà nó chẳng phục vụ một ai. «

Thật vậy, hành động độc tài đầu tiên của Lénine đó là : thành lập Công an Chính trị, Tchéka, tiền thân của K.G.B. sau này, vào ngày 20/12/1917 ; giải tán Quốc Hội Lập hiến được bầu vào ngày 18/1/1918, quốc hội này chỉ nhóm họp 1 ngày sau khi được bầu, th́ bị Lénine giải tán ; tháng 9/1918, Lénine cho những người của ḿnh tàn sát những người Menchéviks ; và nhiều hành động độc tài sau này. Nhiều người cho rằng chế độ cộng sản chỉ có độc tài sau này từ Staline ; nhưng không phải vậy. Có thể nói, nó bắt đầu ngay trừ K. Marx với quan niệm « Độc tài vô sản », rồi tiếp bởi Lénine và Staline.

I I I ) Ngày Cách mạng tháng Mười, ngày mà Lénine áp dụng lư thuyết không tưởng, thiếu thực tế của K. Marx, lâm vào cảnh « Đẽo chân để đi vừa giày « , gây ra chết chóc, tù đày, làm cho chế độ cộng sản trở nên què quặt. (1)

Thật vậy, quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng Sản gồm 43 trang, trong đó K. Marx đă bỏ 15 trang phê b́nh những nhà xă hội trước Marx như Saint Simon, Charles Fourrier, Robert Owen là không tưởng ( Le Manifeste du Parti communisme – nhà xuất bản Union générale d’Editions – Paris 1962). Nhưng kể từ ngày quyển sách này được viết ra vào cuối năm 1847, xuất bản đầu tiên ở Anh vào năm 1848, đă là 160 năm ; nếu chúng ta lấy mốc thời gian 1917, ngày Cách mạng Cộng sản, khi Lénine cướp chính quyền, rồi áp dụng lư thuyết của K. Marx cho tới nay, th́ gần 100 năm ; người ta mới thấy chính lư thuyết của Marx mới là không tưởng. Không cần đi sâu vào chi tiết, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về quan niệm băi bỏ quyền tư hữu của Marx, so với thực tế về kinh tế cộng sản lâm vào t́nh trạng « Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày, nhà chung không người chăm sóc » ; chúng ta cũng rơ. Hơn thế nữa Marx đă lầm ở chỗ cho rằng quyền tư hữu có thể băi bỏ ; nhưng quyền tư hữu không thể băi bỏ , mà chỉ có thể chuyển nhượng. Những đảng cộng sản, sau khi cướp được chính quyền, đánh tư bản mại sản, bảo rằng băi bỏ quyền tư hữu ; nhưng thực tế đă chuyển nhượng quyền tư hữu từ tay đại đa số dân vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ, làm cho xă hội cộng sản chia thành 2 giai cấp rơ rệt : đại đa số dân bị tước quyền tư hữu trở nên nghèo đói ; trong khi đó một thiểu số đảng đoàn, cán bộ được chuyển nhượng quyền tư hữu, nay trở thành những ông tư bản đỏ, vô cùng giàu có. (2)

Hai người nh́n thấy sớm hiểm họa của chủ nghĩa cộng sản ở Á châu vào thập niêm 20 là cụ Phan bội Châu và tướng Tưởng giới Thạch.

Cụ Phan vào những năm 20, ở bên Tàu cũng được những nhân viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản dụ vào tổ chức này; như Hồ chí Minh ở bên Pháp. Nhưng cụ đă từ chối v́ cụ nhận ra rằng nếu vào tổ chức này th́ phải từ bỏ chủ quyền quốc gia, đúng như điều 16 và 17 Nội qui của tổ chức qui định. Cụ c̣n nói thêm : « Tôi chẳng duy vật, tôi chẳng duy tâm, tôi chỉ duy dân . » Trong khi đó, th́ Hồ chí Minh, chưa phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam quốc tế Cộng sản, nhắm mắt đi theo tổ chức này ; như ông tự thú trong quyển Những Mẫu chuyện về cuộc đời Hồ chủ tịch, tác giả là Trần dân Tiên, chính là ông. Việt Nam chúng ta có câu : « Một ông thầy thuốc sai lầm, ngu dốt ; th́ giết một người. Một ông thầy giáo sai lầm, ngu dốt ; th́ giết một thế hệ. Một người lănh đạo sai lầm, ngu dốt ; th́ giết không biết bao thế hệ. « Hồ chí Minh đă sai lầm, ngu dốt hơn cụ Phan bội Châu và đă ở địa vị lănh đạo ; nên giết không biết bao thế hệ dân Việt. Hậu quả vẫn c̣n dai dẳng tới ngày hôm nay.. Ở đây chúng ta không so sánh Hồ chí Minh với những thường dân như chúng ta, mà chúng ta so sánh với cụ Phan hay những nhà lănh đạo các quốc gia khác.

Tướng Tưởng giới Thạch, vào năm 1923, được Tôn dật Tiên gửi sang bên Liên sô để học. Theo nguyên tắc, ông phải ở lâu bên đó để học ; nhưng ông chỉ ở mấy tháng rồi về. Người ta hỏi ông tại sao vậy, th́ ông trả lời : « Tôi không có ǵ để học ở bên đó .« Sau ông nói tiếp : « Một con người không có sương sống, th́ suốt đời chỉ nằm hay ḅ. Sương sống của một xă hội là giai tầng trí thức và trung lưu. Cộng sản chủ trương giết chết hai giai tầng này ; v́ vậy xă hội cộng sản không thể đứng lên được, không phát triển được ."

Ngẫm lời nói của họ Tưởng, so sánh nó với những hậu quả của chế độ cộng sản suốt gần 100 năm qua ; chúng thấy nó quá đúng.

Thật vậy, giới lănh đạo cộng sản, sau khi cướp được chính quyền, áp dụng lư thuyết không tưởng của Marx, chẳng khác nào như đẽo chân để đi vừa giày, làm cho xă hội cộng sản trở nên què quặt, hay như một con người bị găy sương sống như lời của họ Tưởng.

I V ) Kết quả của ngày Cách mạng Tháng Mười, đó là hơn 100 triệu con người bị chết v́ chế độ cộng sản ; và hậu quả vẫn c̣n kéo dài cho tới ngày hôm nay

Một số sử gia Âu châu, đặc biệt là Pháp, các ông Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean-Louïs Panné, Andrzei Paczkowski, Karel Bartosek, Jean-louïs Margolin, đă viết quyển Hắc Thư của Chủ Nghĩa Cộng sản ( Tội ác, Khủng bố và Đàn áp) ( Le livre noir du communisme – Crimes, terreur, répression). Nguyên phụ đề Tội ác, Khủng bố và Đàn áp đă cho ta biết nội dung của quyển sách là ǵ rồi. Hơn thế nữa, tội ác, khủng bố và đàn áp cộng sản chưa chấm dứt với sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên sô và các nước Đông Âu vào cuối thập niên 80, đầu 90, mà vẫn c̣n tiếp tục cho tới ngày hôm nay với những nước cộng sản c̣n lại như Việt Nam, Trung cộng, Bắc Hàn và Cu Ba.

Con số nạn nhân của những chế độ cộng sản đă lên tới cả trăm triệu người, được chia ra như sau : Liên Sô, 20 triệu ; Trung cộng, 65 triệu ; Việt Nam, 1 triệu ; Bắc Hàn, 2 triệu ; Căm bốt, 2 triệu ; Đông Âu, 1 triệu ; Châu Mỹ La tinh, 150 000 ; Phi châu, 1,7 triệu ; A phú hăn, 1,5 triệu ; các Phong trào cộng sản quốc tế và những đảng cộng sản không nắm quyền, mười mấy ngàn người. ( Le livre noir du communisme – trang 8 – Tác giả vừa kể - Nhà xuất bản Robert Laffont – Paris 1997)

Gần đây Hoa Kỳ khánh thành Tượng đài Ghi Nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chế độ cộng sản ; Hội Đồng Âu châu vào đầu năm năm 2006 đă biểu quyết Nghị quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng ; và mới mấy tháng qua, Quốc hội Âu châu, bao gồm hơn 70 đảng, trong đó có đảng Cộng sản Pháp, đảng đă đỡ đầu cho đảng Cộng sản Việt Nam trước đây, và nhiều đảng khác đă giúp đỡ Cộng sản Việt nam, đă biểu quyết Đạo luật lên án Cộng sản Việt nam vi phạm nhân quyền.

Các dân tộc Nga, Đông Âu đă can đảm đứng lên để giải thể chế độ cộng sản, làm cuộc cách mạng dân chủ, nhân quyền. Dân tộc Việt Nam, nhất là giới sỹ phu, trí thức, hăy can đảm đứng lên, giúp đỡ, hướng dẫn dân làm cuộc cách mạng trên. Có như vậy th́ đất nước mới có thể phát triển theo kịp những nước chung quanh. Đă trễ quá rồi : Việt Nam với sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 790 $, để theo kịp Thái lan với sản lượng 3500$, phải mất 33 năm ; theo kịp Nam Hàn, với sản lượng đầu người 20 000$, phải mất 150 năm ; theo kịp Tân gia ba, với sản lượng 32 000$, phải mất 197 năm .

 Paris ngày 13/10/2007

 Chu chi Nam

 

(1)               Xin xem thêm : Phê b́nh tư tưởng của K. Marx; Chủ thuyết cộng sản, thần dược hay độc dược; trong http://perso.orange.fr/chuchinam/

(2)               Xin xem Cách mạng tất yếu không xẩy ra tại các nước tư bản; mà cách mạng tất yếu đă xẩy ra và c̣n xẩy ra tại những nước cộng sản; trên cùng web.