Home ] Cộng Sản VN SupDo ] Cộng Sản Bỏ Lỡ ] HoaKỳ ĐổiChiếnLược ] BảnChất ChếĐộ Cộng-Sản ] Vụ Đồng Chiêm ] Đảng CS...Mốc ThờiGian ] Nghĩ về Ngày 19-8 ] Vai Tṛ Giáo Dục ] ĐấuTranh ChânThiệnMỹ ] BảnChất ChếĐộ CộngSản ] [ QuanTrọng Của ThểChế ] Làm ThếNào KhôngSợ ] Đâu Là ConĐường DânChủ ] PhậtĐản LHQ V ] LưLuận CS Sailầm ] CáchMạng Tháng 10 ] CáchMạng Chưa Xảy Ra ] Ngày 2-9 Đại-Hoạ VN ] ĐấuTranh ThếNào? ] GiớiThiệu ChuChiNam ] Lời HT ThíchQuảngĐộ ] TẩyChay Bầu Cử ] Cách Mạng Sẽ Xảy Ra ] TạiSao CS Xử Cha Lư Lúc Này ] Lư Luận Sai Lầm của Marx ] Tư Tưởng Marx phản Văn Hoá ] Thế Tất Thắng Của Dân Chủ ] Chế Độ Dân Chủ, Cộng Sản ] Gậy Ông Đập Lưng Ông ] Cách Mạng Hay Cải Cách ] unesco-Hồ Chí Minh không Văn Hoá ] Địa Lư Chiến Lược ] Mô H́nh Phát Triển ] Hoa Kỳ, Mi là Ai? ] Ư Kiến Về Hoàng-Tùng ] Chiến Thắng Man Dại ] Đấu Tranh Đúng Chiều Hướng ] Trần Hưng Đạo & HCM ] Cùng Làm Cách Mạng ] Số Phận Chế Độ Độc Tài ] Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo ] Nghị Luận ]

 

SỰ QUAN TRỌNG CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

Chu chi Nam

 

Thể chế chính trị đóng một vai tṛ quan trọng trong sự phát triển một xă hội nói chung và con người sống trong đó nói riêng.

Vậy thể chế chính trị là ǵ và vai tṛ quan trọng của nó như thế nào ?

 

Thể chế hay chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xă hội, luật pháp, hành chánh, có nhiệm vụ điều hành đời sống của một nhân quần sống chung với nhau. Người ta có thể nói thể chế chính trị là nền tảng của một căn nhà, trên đó xây dựng căn nhà, và trong đó sinh sống những con người. Căn nhà chỉ vững chăi khi nền móng của nó tốt, và những người sống trong đó mới chịu khó làm ăn, tu bổ, làm đẹp căn nhà. Trái lại, một căn nhà được xây dựng trên một nền tảng không tốt đẹp, vững chắc, không mang lại sự hài ḥa, có thể sập bất cứ lúc nào, tất nhiên những người sống trong đó không được thoải mái, bị chèn ép, bóc lột, lúc nào cũng lo sợ căn nhà bị sập, th́ c̣n đâu đầu óc làm đẹp, tu bổ căn nhà.

Một cách đại lược, từ xưa đến nay, người ta có thể nói có 2 h́nh thức thể chế chính trị : thể chế chính trị độc tài và thể chế chính trị dân chủ.

Thể chế chính trị độc tài có thể nói là là nền móng căn nhà không tốt, v́ những người cai quản căn nhà không do dân bầu lên. Từ xưa đến nay, nó thường dựa trên, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, 2 cột trụ chính, đó là bộ máy thông tin, tuyên truyền nhằm bôi bác sự thật, cho dân ăn bánh vẽ ; và bộ máy công an nhằm dọa nạt dân. Chính v́ vậy nên nó không mang lại sự hài ḥa, đồng thuận giữa những người sống trong đó.

Thể chế chính trị dân chủ là một căn nhà dựa trên nền móng tốt, v́ người cai quản căn nhà nhà là do dân bầu lên, họ bắt buộc phải nghĩ đến dân, nếu họ muốn được bầu hay tái đắc cử. Chính v́ vậy nó mang lại sự hài ḥa, đồng thuận của những người sống trong đó.

Trong lịch sử nhân loại, thể chế chính trị độc tài là chế độ quân chủ, chế độ phát xít, quân phiệt, chế độ cộng sản ; thể chế chính trị dân chủ là chế độ dân chủ trực tiếp, chế độ dân chủ đại diện trong đó chế độ dân chủ đại nghị, chế độ tổng thống.

 

Thể chế chính trị giữ một vai tṛ quan trọng trong sự phát triển của một xă hội. Ai cũng công nhận rằng văn minh Đông phương, nếu chúng ta kể cả các nước Ả Rập Trung Đông, phát triển rất sớm, từ phương diện tư tưởng đến phát minh khoa học. Bốn tôn giáo lớn bắt đầu từ phương Đông, chữ viết La tinh abc mà ngày hôm nay người phương Tây dùng là đến từ những nước Ả rập, họ đă biết trái đất tṛn từ lâu và đă có thể tính được chu vi trái đất. Đấy là chưa kể những phát minh như địa bàn, máy in, thuốc súng từ người Tàu. Tuy nhiên văn minh Đông phương bị khựng lại v́ nó bị ch́m đắm quá lâu trong chế độ độc tài quân chủ phong kiến ; và có thể nói cho tới ngày hôm nay, v́ những nước Ả rập phần lớn vẫn dưới chế độ quân chủ ; c̣n 3 nước Tàu, Bắc Hàn và Việt Nam dưới chế độ cộng sản ; nhưng bản chất chính vẫn là quân chủ phong kiến nối dài ; nhưng lại không có danh dự, nhân phẩm, và c̣n độc tài hơn nhiều, v́ nó là độc toàn diện, từ thôn xă tới trung ương, trên mọi lănh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa tới xă hội ; trong khi chế độ quân chủ ngày xưa chỉ độc tài chính trị trên trung ương. Giới lănh đạo sĩ phu trí thức xưa kia c̣n có nhân phẩm, danh dự, c̣n nghĩ đến dân, đến nước ; trong khi đó giới lănh đạo, sĩ phu, trí thức cộng sản không có một tư ǵ là nhân cách, nhân phẩm, danh dự, làm bất cứ việc ǵ để có quyền và giữ quyền, ngay dù phải bán rẻ lương tâm, dâng đất nhượng biển cho ngoại bang, như cộng sản Việt Nam.

Không ai chối căi là mô h́nh tổ chưc nhân xă quân chủ đă đóng một vai tṛ quan trọng trong lịch sử nhân loại. Đây là mô h́nh tương xứng với nền văn minh định cư nông nghiệp. Nhưng khi nhân loại chuyển từ văn minh định cư nông nghiệp sang văn minh thương mại, và nhất là từ văn minh thương mại tới văn minh tri thức, điện toán ngày hôm nay, th́ mô h́nh tổ chức nhân xă phải là mô h́nh tự do, dân chủ và kinh tế thị trường. Sự giàu có của một quốc gia ít được định trên sự kiện nước đó có nhiều tài nguyên và nhân lực hay không ; mà được định trên sự kiện nước đó có một đội ngũ cán bộ với nhiều phát minh sáng kiến hay không. Sự giàu có của một quốc gia không c̣n nằm trong ḷng đất với hầm mỏ, với sức mạnh bắp thịt chân tay để cày cấy, mà nằm trong đầu óc con người, với nhiều phát minh sáng kiến khoa học kỹ thuật hay không. Và để có phát minh sáng kiến, con người cần phải trao đổi, trao đổi văn hóa, tư tưởng, công tŕnh nghiên cứu. V́ vậy chỉ có sống dưới thể chế chính trị tự do, dân chủ, con người mới dễ trao đổi, mới dễ phát minh, sáng kiến.

Văn minh Tây phương đến chậm, nhưng sau đó họ biết từ bỏ sớm thể chế chính trị độc tài quân chủ, để bước sang thể chế chính trị dân chủ ; và từ đó họ đă bột phát, rồi vượt qua mặt Đông phương. Không ai chối căi là nước Anh đă làm cuộc cách mạng kỹ nghệ đầu tiên trên thế giới, v́ nước này đă từ bỏ chế độ quân chủ độc tài để bước qua chế độ quân chủ lập hiến, một h́nh thức của chế độ dân chủ, với cuộc cách mạng dân chủ của Cromwell ( 1599-1658) ; sau đó là tới Hoa Kỳ với cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc 1776, (2) ; rồi tới cuộc cách mạng nhân quyền, dân quyền Pháp 1789.

Ở đây tôi xin sơ lược một vài trường hợp tiêu biểu nói lên sự quan trọng của thể chế chính trị trong việc phát triển quốc gia.

 Thật vậy, cùng một dân tộc Hàn, Bắc Hàn dưới thể chế độc tài cộng sản, dân Bắc Hàn đang chết đói ; trong khi đó, Nam Hàn dưới thể chế dân chủ, mặc dầu mới bắt đầu vào những năm 80, đă trở thành cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới, không những phát triển về kinh tế mà cả về dân trí. Gần đây, tổ chức các quốc gia phát triển trên thế giới ( OCDE) có làm một cuộc khảo sát về tŕnh độ hiểu biết tổng quát của những người thợ chuyên môn (OS= Ouvriers spécialisés), khảo sát mỗi quốc gia 1 000 người thợ chuyên môn, Nam Hàn đứng đầu hơn cả Hoa kỳ đứng thứ 12, Pháp đứng thứ 7.

 Chúng ta nên nhớ là vào những năm 60, 70, sự phát triển của Nam Hàn c̣n thua Nam Việt Nam. Sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Việt nam Cộng ḥa năm 1963 là 87$, Nam Hàn là 53$, Đài loan là 58$ ; vào năm 1974, VNCH là 187$, Đài loan là 87$, Nam Hàn là 85$. Ngày hôm nay, sản lương tính theo đầu người hàng năm của Việt Nam là 953$ ; Thái lan là 3930$ ; Đài loan là 17950$ ; Nam Hàn là 20820$ ; Nam Dương là 1 950$, Singapour là 35 640$ ( Theo Le monde en 2 008 – Le courrier international). Theo bản Tường tŕnh của Ngân Hàng Quốc Tế ( World Bank) vào đầu năm 2009, th́ để theo kịp Nam Dương, Việt Nam phải mất 51 năm, theo kịp Thái lan phải mất 95 năm, theo kịp Singapour phải mất 158 năm.

 Chúng ta nên nhớ trước năm 1975, miền Nam Việt Nam không thua bất cứ một quốc gia nào, ngoại trừ Nhật, không phải chỉ trong vùng Đông Nam Á, mà cả Á châu, về bất cứ phương diện ǵ. Ngày hôm nay, dưới thể chế độc tài cộng sản, Việt Nam thua tất cả những nước ở Đông Nam Á, về đủ mọi mặt : đạo đức, giáo dục suy đồi, xă hội bất công, nhân quyền bị chà đạp. Trong 80 đại học của 10 nước Đông Nam Á, đại học Hà nội là đại học khá nhất Việt Nam, thế mà đứng hàng thứ 80. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới.

 Có một số người cố t́nh bênh vực cho chế độ cộng sản đương thời bằng cách đưa ra lập luận rằng tỷ số tăng trưởng hàng năm của Việt Nam là cao nhất trong vùng Đông Nam Á. Đồng ư. Tuy nhiên tỷ số cao này có những mặt trái của nó, v́ tổng sản lượng quốc gia c̣n thấp, nên tăng trưởng một tư đă là cao ; như lương tháng 1 người là 100$, tăng thêm 10$ đă là 10% ; trong khi một ngưới lương tháng là 10 000$, tăng thêm 2%, đă là 200$. Thêm vào đó, chính sách kinh tế của cộng sản Việt Nam là nhằm xuất cảng, đă biến dân tộc Việt Nam thành những lao công nô lệ hoặc để xuất cảng lao động, hoặc ở ngay quốc nội, cho những hăng xưởng nước ngoài, với đồng lương rẻ mạt, không có một tư ǵ là an sinh xă hội. Theo Tổ chức Lao Động Quốc tế, th́ tại 2 nước cộng sản Trung Cộng và Việt Nam, đời sống người lao động bị bóc lột nhiều nhất, tai nạn lao động nhiều nhất, sập cầu, sập hầm thường xuyên, mặc dầu tuyên truyền cộng sản vẫn thản nhiên rêu rao rằng chế độ cộng sản là chế độ bảo vệ người nông dân và thợ thuyền. Mặt trái nữa của tỷ lệ tăng trưởng cao, không những ở Việt Nam mà ở cả Trung Cộng, đó là nó chỉ mang lợi cho một thiểu số người, thường là đảng đoàn cán bộ, trong khi đó th́ đại đa số dân không được hưởng sự tăng trưởng này, nên xă hội trở nên vô cùng bất công, như ở Việt Nam, kẻ th́ tiêu tiền vứt qua cửa sổ, đánh những canh bạc cả triệu $, tiêu cả 1 000$ trong những hộp đêm ; trong khi đó th́ 70 đến 80% dân, khi bệnh không có thuốc uống, không dám đi bác sĩ, nhất là đi nhà thương.

 

 Hai chế độ chính trị có lỗi lớn nhất với dân tộc và lịch sử Việt Nam là chế độ quân chủ độc tài cuối thời nhà Nguyễn và chế độ độc tài cộng sản.

 Chế độ nhà Nguyễn với thời vua Tự Đức ( 1848 – 1883), thay v́ sáng suốt chủ trương canh tân sứ sở theo lời những nhà canh tân như Nguyễn trường Tộ, th́ cho là « loạn ngôn « , vẫn u mê, bế quan tỏa cảng, rồi đánh mất chủ quyền vào tay thực dân Pháp, chẳng khác nào như cộng sản hiện nay cho bài « Hăy cảnh giác với Bắc triều « của Lê chí Quang, hay những lời nói thương dân yêu nước của Ḥa thượng Quảng Độ, Linh mục Nguyễn văn Lư, luật sư Lê thị công Nhân và nhiều nhà yêu nước khác là « phản động, chống nhà nước, nhằm lật đổ chính quyền ».

 Tuy nhiên chế độ nhà Nguyễn c̣n có công đó là mở mang đất nước về phía Nam ; và c̣n có những ông vua cùng sĩ phu yêu nước như Thành Thái, Duy Tân, Hoàng Diệu, Phan đ́nh Phùng, Phan thanh Giản, Nguyễn thiện Thuật v.v..

 C̣n chế độ cộng sản, bắt đầu từ Hồ chí Minh cho tới con cháu ngày hôm nay, quả là một chế độ bán nước hại dân, mặc dầu chúng núp dưới chiêu bài yêu nước, v́ dân ; nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược lại.

 Hồ chí Minh, nhờ sự giúp đỡ của Cộng sản Nga Tàu, về cướp được chính quyền ngày 19/8/1945, rồi đọc « Bản Tuyên ngôn độc lập « ngày 2/9 ; thực tế họ Hồ đă đưa nước ta vào trong gông cùm cộng sản. Họ Hồ lấy tiêu đề : « Việt Nam dân chủ, cộng ḥa, độc lập, tự do, hạnh phúc « ; sau hơn 60 năm dưới sự cai trị của chế độ chính trị cộng sản, ở miền Bắc ; và hơn 30 năm trên toàn đất nước, kết quả chúng ta thấy ǵ ?

-         Hoàn toàn ngược lại. Việt Nam tự do dân chủ cộng ḥa không ? – Không. Việt Nam độc lập không ? – Không. Dân Việt ấm no hạnh phúc không ? – Không.

-         Một con người thản nhiên tuyên bố như Hồ chí Minh : « Tôi không có tư tưởng ǵ cả. Tư tưởng của tôi đă có Staline và Mao nghĩ hộ. « Tư tưởng đă bị lệ thuộc, th́ hành động làm sao có thể độc lập ; v́ tư tưởng hướng dẫn hành động.

-         Những con cháu của họ Hồ sau này cũng lệ thuộc ngoại bang không kém. Đặng xuân Khu lấy biệt hiệu là Trường Chinh, v́ tôn thờ Mao qua cuộc Vạn Lư Trường Chinh. Lê Duẫn th́ thản nhiên tuyên bố : « Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng « . Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh tiếp tục công việc dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng, thản nhiên cụng ly ở Hà nội với quan Tàu, ăn mừng « T́nh hữu nghị Việt Trung muôn đời thắm tươi « ; trong khi đó th́ hải quân Trung Cộng bắn vào ngư dân Việt Nam.

 

 Xem như vậy chúng ta mới thấy sự quan trọng của thể chế chính trị trong việc phát triển quốc gia và dân trí, hơn thế nữa c̣n ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia dân tộc, tùy theo chế độ đó là một chế độ độc lập hay lệ thuộc ngoại bang. Nó chính là mảnh đất tốt hay xấu, tùy theo thể chế đó là dân chủ hay độc tài, để cho hạt mầm là người dân có thể nẩy mầm hay không.

 Ngày nào nước Việt c̣n chưa thay đổi từ thể chế chính trị độc tài cộng sản sang thể chế chính trị dân chủ, ngày đó nước Việt c̣n thua những nước chung quanh ; nếu có tiến, th́ người ta tiến 2 ḿnh tiến 1 ; và sự tiến bộ này chỉ có lợi cho một thiểu số người là đảng đoàn cán bộ. Nước Việt chưa phải là nơi đất lành chim đậu, ai có dịp bỏ nước ra đi là ra đi, ngay cả con cháu đảng đoàn cán bộ, như chúng ta thấy ngày hôm nay. Một đất nước mà lúc nào dân cũng t́m cách trốn tránh, th́ đất nước đó làm sao có thể gọi là khá, thể chế chính trị đó làm sao có thể gọi là tốt đưọc.

 

Paris ngày 22/04/2009

Chu chi Nam

(1)               (2) Xin xem thêm những bài về cộng sản và dân chủ trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/