Home ] Cộng Sản VN SupDo ] Cộng Sản Bỏ Lỡ ] HoaKỳ ĐổiChiếnLược ] BảnChất ChếĐộ Cộng-Sản ] Vụ Đồng Chiêm ] Đảng CS...Mốc ThờiGian ] Nghĩ về Ngày 19-8 ] Vai Tṛ Giáo Dục ] ĐấuTranh ChânThiệnMỹ ] BảnChất ChếĐộ CộngSản ] QuanTrọng Của ThểChế ] Làm ThếNào KhôngSợ ] Đâu Là ConĐường DânChủ ] PhậtĐản LHQ V ] LưLuận CS Sailầm ] CáchMạng Tháng 10 ] CáchMạng Chưa Xảy Ra ] Ngày 2-9 Đại-Hoạ VN ] ĐấuTranh ThếNào? ] GiớiThiệu ChuChiNam ] Lời HT ThíchQuảngĐộ ] TẩyChay Bầu Cử ] Cách Mạng Sẽ Xảy Ra ] TạiSao CS Xử Cha Lư Lúc Này ] Lư Luận Sai Lầm của Marx ] Tư Tưởng Marx phản Văn Hoá ] Thế Tất Thắng Của Dân Chủ ] Chế Độ Dân Chủ, Cộng Sản ] Gậy Ông Đập Lưng Ông ] Cách Mạng Hay Cải Cách ] unesco-Hồ Chí Minh không Văn Hoá ] Địa Lư Chiến Lược ] Mô H́nh Phát Triển ] Hoa Kỳ, Mi là Ai? ] [ Ư Kiến Về Hoàng-Tùng ] Chiến Thắng Man Dại ] Đấu Tranh Đúng Chiều Hướng ] Trần Hưng Đạo & HCM ] Cùng Làm Cách Mạng ] Số Phận Chế Độ Độc Tài ] Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo ] Nghị Luận ]

 

 

MỘT VÀI Ư KIẾN VỀ BÀI « THỜI ĐẠI MỚI, TƯ TƯỞNG MỚI » CỦA ÔNG HOÀNG TÙNG 

 Chu chi Nam

  Gần đây trên mạng lưới Ư Kiến ( www.ykien.net/hoangtung01) ngày 23/05/05 có đăng bài “ Thời đại mới, tư tưởng mớỉ « ( Thử suy nghĩ về tiền đồ chủ nghĩa Mác), của ông Hoàng Tùng, cựu Tổng Biên Tập tờ báo Nhân Dân, cựu Phát Ngôn Viên đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đây , tôi xin có một vài ư kiến về bài viết trên.  

 Việt Nam chúng ta có câu : « Văn hay chẳng lọ làm dài. Chửa đọc đầu bài đă biết văn hay «. Thật vậy, mới đọc nửa trang đầu bài văn của ông, tôi đă thấy quá dở. Dở về cả h́nh thức lẫn nội dung.

 Về h́nh thức, th́ văn không thành cú, nhiều câu thiếu chủ từ hay động từ, hoặc tối nghĩa, câu văn này tới câu văn kia không ăn khớp ư, hay không có một chuyển ngữ, kiểu các cụ ngày xưa nói : « Văi tung văi tóe, văi ra để cho nó có ». Thêm vào đó lại thích dùng những danh từ dao to, búa lớn.

 Về nội dung, th́ đưa ra những dữ kiện về tư tưởng, về lịch sử sai trái, không biết ông đă lấy nguồn lịch sử ở đâu, quyển sách nào ; tư tưởng này mâu thuẫn với tư tưởng kia, nghĩ ḿnh là đồ đệ của Marx, nhưng không nắm vững tư tưởng của Marx, ngay cả không nắm vững tiểu sử của Marx và Engels. Suốt một bài dài 33 trang, chỉ nhắc đến Hồ chí Minh một lần ; nhưng câu kết luận kêu gọi mọi người đi theo tư tưởng Hồ chí Minh. Chẳng ăn nhập ǵ vào thân bài và càng chứng tỏ ông Hoàng Tùng chẳng hiểu tư tưởng là ǵ, mặc dầu khi ông viết bài trên là ông tự nghĩ ḿnh là nhà tư tưởng ; nếu tôi không vơ đoán. 

 Ông Hoàng Tùng viết ngay trang đầu, ở những ḍng cuối trang: « Tổng số sinh mạng chết do chiến tranh từ khi nó xẩy ra đến nay, các loại thiên tai, bệnh tật, có thể bằng tổng số dân đang sống. » ( trang1//33). Ông Hoàng Tùng là một người tôn thờ chủ nghĩa khoa học. Nếu nói đến khoa học, th́ phải nói đến những con số chính xác, nguồn gốc đích thực, có cơ sở, có dẫn chứng. Không riêng ǵ ở đây, mà suốt trong toàn bài, ông thường đưa ra những con số không dẫn chứng, không chính xác, không biết xuất xứ từ đâu, dựa vào tài liệu nào, quyển sách nào, công tŕnh nghiên cứu nào. Ông viết : « Tổng số sinh mạng chết … bầng tổng số dân đang sống », mà không đưa ra xuất xứ. Theo thống kê mới nhất th́ dân số thế giới hiện nay có vào khoảng 6 tỷ người. Theo câu nói của ông Hoàng Tùng, th́ số người chết từ khi có con người tới nay « có thể « là 6 tỷ người. Chưa có một công tŕnh nghiên cứu dân số học nào, chưa có một nhà nhân chủng học, nhà dân số học nào đưa ra con số này, v́ tôi chắc chắn rằng họ không có những dữ kiện nghiên cứu đầy đủ, và họ là nhà khoa học thực sự, nên không dám đưa ra những con số bừa băi, khác hẳn với ông Hoàng Tùng. 

 Ngay cũng trang đầu, ḍng 3, ông Hoàng Tùng viết : « Như vậy là phải mất gần 3 triệu năm kể từ khi loài người tách khỏi các loài động vật, đứng thẳng đi bằng hai chân đến nay mới tới ngưỡng cửa một nền văn ḿnh mới này… « Con người tách khỏi các koài động vật », như vậy con người không c̣n là động vật nữa hả ? Thưa, để cho rơ nghĩa, phải viết « tách khỏi các loài động vật khác ». Cũng như cụm từ « một nền văn minh mới này « , tôi nghĩ chữ « một « ở đây là thừa, nếu « một « th́ không có chữ « này «.Ở đây mới ở trang đầu, mặc dầu trang đầu ngoài những tiêu đề, chỉ có 22 ḍng, mà đă chứng tỏ tŕnh độ ông Hoàng Tùng quá thấp kém, đưa ra những dữ kiện lịch sử không dẫn chứng, dùng danh từ không chính xác. 

 Ở trang 2/33, ḍng 15, ông Hoàng Tùng viết :

 « Thế kỷ thứ 19, ở nước Đức hoặc nói cho chính xác hơn là ở ba nước Đức, Pháp, Anh xuất hiện hai nhà sáng lập triết học duy vật biện chứng và học thuyết cộng sản chủ nghĩa lấy cảm hứng từ triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế và học thuyết xă hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa ở Pháp ». Ở đây ông Hoàng Tùng nói đến « hai nhà sáng lập « , th́ ai cũng biết là ông muốn chỉ Marx và Engels. Nhưng tại sao lại nói « hoặc cho chính xác hơn ở ba nước Đức, Anh, Pháp xuất hiện 2 nhà sáng lập », thực ra cách viết của ông không chính xác, v́ nếu hiểu nghĩa « xuất hiện « là sinh ra ở đó, th́ 2 người không thể sinh ra ở ba nước, và ai cũng biết rằng cả Marx và Engels đều sinh ra ở Đức. Câu này chứng tỏ ông Hoàng Tùng không nắm vững nguồn gốc tư tưởng của Marx, và ngay cả tư tưởng của Lénine, v́ nếu ai đọc nhiều Lénine, th́ đều rơ ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm của ông rằng tư tưởng của Marx là « Tổng hợp tư tưỏng triết học cổ điển Đức, tư tưởng kinh tế Anh và tư tưởng xă hội Pháp ». Tại sao ở đây ông Hoàng Tùng nói đến 3 nước Đức, Anh, Pháp, nhưng sau đó không nói đến tư tưởng kinh tế của Anh, mà lại viết : « học thuyết kinh tế và xă hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Pháp ». Điều này chứng tỏ ông Hoàng Tùng không nắm vững, chẳng hiểu tư tưởng kinh tế của Marx, mặc dầu chính Marx nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế là quyết định. Nếu chúng ta đọc Marx và đồng thời đọc Malthus và Ricardo, 2 nhà kinh tế Anh, mà Marx bị ảnh hưởng rất nặng, th́ chúng ta thấy rất rơ cái nh́n bi quan về lịch của Marx là lấy từ Malthus. Malthuc cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân ( progression géommétrique), dân số cứ tăng gấp đôi mỗi 20 năm , ở đây ông Hoàng Tùng nói tăng theo cấp số « thiên văn », không phải có nghĩa này không ; trong khi đó th́ thức ăn, thức uống, đồ dùng của con người tăng theo cấp số cộng ( progression arithmétique ) ; v́ vậy càng ngày số người nghèo càng đông, càng có nhiều nạn đói. Cái nh́n này đă được Ricardo lấy lại và khai triển trong lư thuyết về lợi nhuận hàng năm của đất đai ( rente foncière). Theo Ricardo, th́ lợi nhuận đất đai mỗi năm một giảm, trong khi đó số dân mỗi năm một tăng ( quan niệm của Malthus). Mal thus và Ricardo cho rằng các ông chủ đất th́ càng ngày càng giàu và dân th́ càng ngày càng nghèo, v́ thời của Malthus ( 1766 – 1834), ông xuất bản quyển « Thử có một cái nh́n về nguyên tắc dân số » ( Essai sur le principe de la population) vào năm 1789 ; và của Ricardọ (1772 – 1823), ông xuất bản quyển « Những Nguyên tắc của kinh tế chính trị ( Principes d’économie politique) xuất bản vào năm 1817, thời của 2 ông là thời nông nghiệp c̣n giữ vai tṛ quan trọng ở bên nước Anh.. Thuyết thặng dư giá trị của Marx (1818 – 1883) là gần như lấy trọn vẹn thuyết lợi nhuận đất đai của Ricardo ; nhưng nay áp dụng vào thợ thuyền, vào thời kỳ kỹ nghệ.. Đấy là chưa kể lư thuyết về giá trị hàng hóa và tiền tệ của Marx là bị ảnh hưởng xâu đậm bởi Ricardo. Cái nh́n bi quan về lịch sử của Marx là cái nh́n bi quan của Ricardo và Malthus về đời sống nông dân, xă hội phong kiến ; nay Marx chuyển sang đời sống thợ thuyền, xă hội tư bản. Marx viết : « Sự phát triển kỹ nghệ đang đào hố xâu dưới mảnh đất mà giai tầng tư bản đang xây dựng hệ thống sản xuất và tư hữu của ḿnh. Giai tầng tư bản tiên khởi đang tự đào mồ chôn ḿnh. Sự sụp đổ của chế độ tư bản và chiến thắng của giai cấp vô sản là tất yếủ ( K. Marx – Le Manifeste du Parti communiste – trang 34 – Union générale d’Editions – Paris 1962). Trong khuôn khổ bài này tôi không thể phê b́nh quan niệm cách mạng tất yếu của Marx, xin quí vị xem thêm bài của tôi « Cách mạng tất yếu đă không xẩy ra tại các nước tư bản, mà cách mạng tất tyếu đă xẩy ra và c̣n xẩy ra ở các nước cộng sản » hay « Sự không tưởng của lư thuyết Marx » hoặc « Sự thiếu khoa học và hồ đồ của Marx theo K. Popper », trên các báo Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là www.danchu.net www.conong.com với bút hiệu Trực Ngôn hay Chu chi Nam .

 Tự nghĩ ḿnh là nhà tư tưởng, v́ ông Hoàng Tùng viết « Thời đại mới, tư tưởng mớỉ », và nhất là ông lại nghĩ tư tưởng của ḿnh là khoa học, dựa trên căn bản khoa học của tư tưởng Marx ; tuy vậy ông Hoàng Tùng không những không nắm vững tư tưỏng của Marx và Engels, mà c̣n không biết rơ tiểu sử của 2 người này. Ông viết tiếp : « Lời kêu gọi chuyển phong trào dân chủ tư sản sang phong trào dân chủ vô sản không được đáp ứng và bị đàn áp, hai nhà lănh đạo này của giai cấp công nhân ( là Marx và Engels - Lời chú thích của tác giả bài này) bị kết án rồi trục xuất sang Anh suốt đời « ( ḍng 36, trang 2/33). Engels có bao giờ bị kết án và bị trục xuất sang Anh, sống ở bên đó suốt đời đâu. Gia đ́nh Engels giầu có, thời đó, người Đức mà đă có một hăng kỹ nghệ dệt ở Manchester, mang tên kỹ nghệ Ermen-Engels, là như thế nào rồi. Engels lúc đầu sang Anh giúp cha 2 năm (1842-1844), rồi sau này, ông sang Anh sống luôn từ năm 1870, làm chủ hăng cho tới chết vào năm 1895, thế mà ông Hoàng tùng lại viết ở trang 3/33 ḍng 26 : « Engels ở Manchester làm thuê để sống và giúp gia đ́nh bạn ». 

 Càng đọc thêm bài của ông Hoàng Tùng, càng nghe những lời tâng bốc ông như « một trong những nhà tư tưỏng và lư luận lư thuyết Marx hàng đầu Việt Nam », lời của ông cựu đại tá cộng sản Bùi Tín ở đài RFA và ở Buổi Hội luận về lịch sử cận đại Việt Nam đươc tổ chức vào ngày 25/04/05 tại trụ sở Quốc Hội Pháp, tôi càng đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.Không những chẳng hiểu định nghĩa của chữ tư tưỏng ( Tôi sẽ nói tư tưởng là ǵ và Hồ chí Minh có phải là nhà tư tưỏng không, ở phần sau), không nắm vững tư tưởng của Marx, mặc dầu tiêu đề của bài là « Thử suy nghĩ về tiền đồ chủ nghĩa Marx), ông Hoàng Tùng c̣n viết văn không thành câu, thành cú..

 Ông viết : « Trong cuộc cách mạng dân chủ ở Pháp là tiêu biểu điển h́nh cách mạng dân chủ tư sản » ( ḍng 14, trang 4/33), theo văn phạm, nếu bắt đầu bằng chữ « trong « , th́ danh từ tiếp theo sau là túc từ gián tiếp chỉ nơi chốn hay thời gian ; như vậy th́ đâu là chủ từ của động từ « là « của câu trên, v́ « trong cuộc cách mạng », th́ không thể nào vừa làm túc từ gián tiếp vừa làm chủ từ cho động từ « là ».

 Ông c̣n viết : « Mác biểu dương nhân dân Paris xung phong tận trời xanh » ( cuối trang 9/33). Tôi không hiểu cụm từ « tận trời xanh » là những từ dùng cho tư tưỏng hay lịch sử hoặc để tả t́nh, tả cảnh ; nếu để tả t́nh, tả cảnh th́ ông Hoàng Tùng có ở đó đâu mà thấy tận trời xanh ; nếu là những từ dùng cho lịch sử và tư tưởng, th́ chẳng có tính cách tư tưởng và lịch sử ở chỗ nào. Hơn thế nữa, về nghĩa và văn phạm cũng không ổn. Cụm từ « tận trời xanh » đươc dùng như trạng từ để phụ nghĩa cho một động từ, nhưng ở đây phụ nghĩa cho động từ nào, nếu động từ « xung phong », th́ « xung phong tận trời xanh » là xung phong thế nào ; nếu phụ cho động từ « biểu dương » , th́ « biểu dương tận trời xanh « là biểu dương thế nào.

 Và cứ như vậy chúng ta gặp suốt bài rất nhiều đoạn văn không thành câu, thành cú.. 

 Về dữ kiện lịch sử, ông Hoàng Tùng viết : « … và sự ra đời của máy hơi nước vào cuối thế kỷ thứ 18 « ( ḍng 21 trang 2/33). Dạ xin thưa, để chính xác hơn, th́ nhà bác học Pháp Denis Papin ( 1647-1714) đ ă phát minh ra máy hơi nước có piston ( machine à vapeur à piston) ở Kassel, Đức vào năm 1687, tức cuối thế kỷ thứ 17, và ông đă thành công để làm chạy máy hơi nước này vào năm 1707, tức đầu thế kỷ thứ 18, chứ không phải cuối thế kỷ 18 như ông Hoàng Tùng nói.. Đồng thời lúc đó nhà bác học Anh Thomas Newcomen cũng sáng chế ra máy hơi nước và ứng dụng máy này vào năm 1712, tức đầu thế kỷ 18. Vào cuối thế kỷ thứ 18, năm 1767, th́ nhà bác học, cũng người Anh, J. Watt hoàn chỉnh máy hơi nước cho tốt hơn. 

 Cũng về dữ kiện lịch sử, ông Hoàng Tùng viết :

 « Trong thế kỷ 20 – Liên Xô, các nước xă hội chủ nghĩa và các nước chịu tác động của nó đă bao phen làm đảo lộn thế giới : chọc thủng một dinh lũy lớn của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu – Cách mạng tháng 10 – đánh thắng chủ nghĩa phát xít quốc tế, nếu không các nước tư bản chủ nghĩa c̣n lại nhất định bị ba nước phát xít xơi tái. » (cuối trang 5/33). Câu văn rất là tối nghĩa ; động từ « xơi tái » là ngôn từ của lịch sử, của tư tưởng hay là ngôn từ của ngành nào ; nhưng ở đây chúng ta không nói vế h́nh thức, mà chỉ nói về nội dung . Dựa trên những dữ kiện nào mà ông dám xác quyết : « nhất định bị 3 nước phát xít xơi tái. »

 Ông viết thêm :

 « Mussolini tiến công nhiều nước dân chủ. Đưa ra thuyết khối thịnh vượng chung Đại Bảo Á, thực chất là thiết lập không gian sinh tồn của ḿnh, Nhật phát động cuộc chiến chống Trung quốc, bắt đầu từ Măn châu năm 1931, mở rộng ra Bắc kinh năm 1937, phối hợp nhịp nhàng với Đức và Italia, phát động chiến tranh ra toàn vực châu Á, Thái B́nh Dương » ( giữa trang 12/33).

 Ông Hoàng Tùng thích nói đến khoa học, khoa học lịch sử, ; nhưng nếu nói đến khoa học lịch sử th́ chúng ta phải dùng những danh từ chính xác, những dữ kiện lịch sử chính xác. Tôi không hiểu Mussolini « tiến công nhiều nước dân chủ « đây là những nước nào. Ngay cả từ « tiến công » cũng không chính xác. Nước Ư tuyên chuyến với nước Pháp ngày 10/6/1940, 6/4/1941 với Nam Tư, 9/12/1941 với Hoa Kỳ và 29/12/1941 với Nga Sô.. Ư tấn công nước Hy lạp vào tháng 10/ 1940 ; nhưng bị thất bại nặng nề ở đây. Sau đó Hitler phải gửi quân nhảy dù đến giải cứu vào tháng tư và tháng 5/1941 ; vua và chính quyền Hy Lạp phải chạy qua Anh, nhưng dân tộc Hy lạp đă kháng chiến anh dũng, làm tổn thất nặng nề cho đoàn quân nhảy dù của Hitler.Nước Hy Lạp lúc đó là dưới thể chế quân chủ, dưới quyền của vua Georges II, đâu có phải là nước dân chủ. Mussolini có gửi quân sang tấn công các nước Phi châu như Somalie, Soudan, Kénya, Ethiopie ; nhưng những nước này là những nước thuộc địa.

 Điều tôi muốn bàn là vấn đề « các nước tư bản chủ nghĩa c̣n lại nhất định bị ba nước phát xít xơi tái » và vấn đề thứ hai là ba nước phát xít có « phối hợp nhịp nhàng » không, theo như ông Hoàng Tùng xác quyết. Xin thưa là không cho cả 2 trường hợp.  

 Vấn đề « ..các tư bản c̣n lại nhất định bị ba nước phát xít xơi tái » : Ở đây ông Hoàng Tùng không nói rơ các nước tư bản c̣n lại là những nước nào ; nhưng lúc đó, ngoài 3 nước phát xít, 3 nước tư bản lớn là Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Nước Pháp bị Đức tấn công và bị thua trong ṿng 1 tháng 12 ngày, từ ngày 10/5 đến khi kư hiệp ước đ́nh chiến với Đức, vào ngày 22/06/1940. Ở đây chúng ta không thể đi vào chi tiết lư do bại trận của Pháp. Nhưng đại để có 3 nguyên do chính : 1) Đó là ḷng dân chán sợ chiến tranh, muốn có ḥa b́nh bằng bất cứ giá nào. V́ vậy nên Churchill có nói : « Quí vị muốn sống yên thân, ḥa b́nh, ngay dù trong nhục nhă. Kết quả, quí vị không chỉ có chiến tranh, mà quí vị c̣n có thêm nhục nhă. ». 2) Lư do thứ hai đưa ra bởi De Gaulle : Đó là nước Pháp đă hết những thanh niên ưu tú, v́ họ đă chết quá nhiều trong thời Đệ Nhất Thế Chiến ; 3) Lư do thứ 3 đó là sự lầm lẫn trong chiến lược pḥng thủ của Pháp : Bộ Tham Mưu và Bộ Quốc Pḥng Pháp từ sau Đệ Nhất Thế Chiến cho tới khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, đều là tướng lănh đă thắng Đệ Nhất Thế Chiến, đặt ưu tiên cho pḥng thủ thụ động (défense immobile), trận địa, dồn ngân sách quốc pḥng cho những công tŕnh này, và xao nhăng pḥng thủ di dộng ( défense mobile) như việc chế tạo, trang bị nhiều xe tăng và máy bay. Đó là lời yêu cầu của tướng De Gaulle, nhưng đă bị từ chối. Ngược lại, phía Đức, Hitler chủ trương pḥng thủ lưu động, chủ trương chiến tranh chớp nhoáng, đánh mạnh và đánh mau.. Chính v́ vậy mà đưa đến việc thua trận của Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ là Hitler mới lấy được nửa nước Pháp ; c̣n nửa phía Nam vẫn thuộc về chính phủ Pétain. De Gaulle có nói : « Nước Pháp mới thua một trận, nước Pháp chưa thua chiến tranh. » 

 Phía Anh, công nhận Anh có gửi quân qua giúp Pháp, có một vài trận đụng độ nhỏ với quân Đức ; rồi sau đó quân Anh rút về Anh qua ngơ Dunkerque. Chúng ta chưa có thể nói là quân Anh, ngay cả lục quân, là thua trận. Về hải quân, trước đó mấy năm, Hitler có kư một hiệp ước với Anh công nhận sự hơn trội của hải quân Anh, với ư định câu giờ để tăng cường hải quân. Tuy nhiên cho đến lúc Đại Chiến Thứ Hai bắt đầu, th́ hải quân Đức vẫn thua hải quân Anh. Bằng cớ là vào tháng 7/1940, Hitler định đổ bộ hải quân qua tấn công Anh, với chiến dịch Seelowe ; nhưng sau đó phải hủy bỏ, v́ Hitler biết rơ hải quân Đức thua hải quân Anh. Về sau, Hitler đă cho đóng và hạ thủy chiếc tàu Bismark với khẩu đại bác khổng lồ, có ư định là sẽ hạ tất cả các tàu trên biển. Nhưng đây là một việc làm, nếu không nói là điên rồ, th́ cũng là không tính toán kỹ càng, v́ không nghĩ đến đoàn tàu hộ tống và hải cảng tiếp liệu và ẩn náu ( port d’attache). Vừa mới hạ thủy một thời gian ngắn, chiếc Bismark đă bị hải quân Anh đánh ch́m, v́ 2 lư do trên. 

 Về không quân, những lời tuyên bố của thống chế Goering, Tổng Tư Lệng không quân Đức, theo đó Đức sẽ làm chủ không phận nước Anh, lời tiên đoán này đă khác hẳn với thực tế ; nếu chúng ta nghiên cứu về Đại Chiến Thứ Nh́ và những trận không chiến giữa Anh và Đức. Trong khuôn khổ bài này, tôi không thể đi xâu vào chi tiết. Đại để, không quân Anh hơn hẳn không quân Đức v́ những lư do sau : 1) Anh đă phát minh ra « radar », trong khi đó Đức chưa có, nên những đoàn phi cơ Đức đă được phát hiện trước khi tới Anh, không quân Anh đă sửa sọan sẵn sàng để nghênh chiến ; 2) Về kỹ thuật, phi cơ Anh hơn phi cơ Đức ; 3) Về phi công, phi công Anh có kinh nghiệm hơn phi công Đức, v́ phi công Anh đă thao luyện ở chiến trường Phi châu, chẳng hạn như dẹp loạn ở Nam Phi. Không quân Đức mới được thành lập sau này khi Hitler lên nắm quyền, v́ theo Ḥa Ước Versailles 1919, Đức không có quyền tái vơ trang. Khi lên nắm quyền năm 1933, Hitler không thi hành ḥa ước này.. Từ năm 1933 tới năm 1940, chỉ là 7 năm , thời gian quá ngắn để có thể có những phi công kinh nghiệm, trong khi đó th́ không quân Anh đă có từ lâu và không có một hiệp ước, một cường quốc nào có thể cấm cản tăng cường. Trận không chiến Anh-Đức bắt đầu vào ngày 10/7/1940 ; mặc dầu kéo dài măi về sau với những hỏa tiễn mang bom như V1, V2 ; nhưng Đức đă thua về không chiến ngay từ lúc đầu. Đây là tiếng chuông báo tử đầu tiên cho Đức.

 

 Trở về câu của ông Hoàng Tùng : « …, nếu không các nước tư bản chủ nghĩa c̣n lại nhất định bị ba nước phát xít xơi tái ». Câu này hoàn toàn sai v́ nó không dựa trên một căn bản khoa học lịch sử nào, mặc dầu ông Hoàng Tùng thích nói tới khoa học. Hơn nữa ông c̣n dám xác quyết « nhất định ». Ngay đối với Anh, Đức c̣n chưa có thể » xơi tái « . Huống chi, về sau này, khi Hoa kỳ tham chiến, th́ sự bại trận của ba nước phát xít đă trở nên quá rơ rệt. 

 Về nước Ư, nước này bị coi là nước thấp kém nhất về quân sự trong 3 nước phát xít ; mặc dầu Mussolini được Hitler coi như bậc đàn anh, v́ chế độ phát xít là do Mussolini thành lập đầu tiên ở Ư năm 1921 ( thành lập đảng phát xít), nắm quyền cuối năm 1922. Ư chính thức bước vào Đại Chiến Thứ Hai bên cạnh Đức, khi tuyên chiến với Pháp ngày 10/6/1940, tuyên chiến với Hoa kỳ ngày 9/12/1941, với Nga Sô ngày 29/12/1941. Tháng 8/1940, Ư xâm chiếm Somalie (Phi Châu), một nước không pḥng bị, thuộc địa của Anh, v́ quân đội Anh đă rút khỏi ở đây. Quân Ư vào Soudan và Kénya, tràn sang Ethiopie và Lybie, định từ 2 nước này làm thành một gọng ḱm đánh xuống Ai Cập ( l’Egypte) tiến về Alexandrie của Ai Cập, không ngờ quân Ư bị sa lầy ở Ethiopie và Lybie. Quân của Thống Tướng Ư Grazini bị chận lại bởi quân của Tướng Anh Wavell. Quân Ư đi đến thất trận vào cuối tháng 12/1940, đầu tháng 1/1941. Tháng 10/1940, Ư tấn công Hy Lạp ; nhưng bị thảm bại ở đây v́ dân Hy Lạp kháng cự mănh liệt, và phải cầu cứu tới Hitler vào tháng 1/1941. Hitler, sau khi thua không chiến với Anh trên thực tế, bỏ kế hoạch tấn công Anh, sửa sọan kế hoặch tấn công Nga ; và mặc dầu dầu Hitler chưa quan tâm đến vùng Địa Trung Hải và Phi Châu ; nhưng để cứu danh dự Mussolini, bậc đàn anh của ḿnh, Hitler buộc phải gửi sư đ̣an thiết giáp Panzer, chỉ huy bởi Rommel vào Lybie để cứu quân đội Ư. Chính v́ vậy mà kế hoặch Barbarossa tấn công Nga Sô, dự trù vào tháng 5/1941, phải dời lại vào ngày 21/06/1941, làm cho tới gần mùa đông hơn ỏ Nga. Đây cũng là một trong những lư do đưa đến sự thất trận của quân Đức ở Nga Sô. 

 Về nước Nhật : nước này đă chiếm Măn châu từ năm 1931, và đi xâu vào nội địa, chiếm những thành phố lớn vào năm 1937 ; nhưng bị kháng cự mănh liệt của dân Tàu, rồi bị sa lầy ở đây cho tới khi phải đầu hàng.

 Nhật có đổ bộ vào Đông Dương với sự chấp nhận bị ép buộc của chính quyền bảo hộ Pháp Pétain, đổ bộ vào Miến Điện, Phi luật Tân. Tuy nhiên theo những nhà chuyên môn về quân sự, th́ đây chỉ là chiến trường phụ. Chiến trường chính của Nhật vẫn là nước Tàu, mà Nhật bị sa lầy ở đây.

 Về trận Chân Châu Cảng ( Pearl Habour) mà Nhật tấn công bất ngờ Hoa kỳ vào ngày 7/12/1941, th́ đây vẫn là một bí hiểm lịch sử ( l’énigme historique), v́ vào thời buổi này, Hoa Kỳ đă có một hệ thống điện đài nghe lén « téléphone » rất tinh vi và hữu hiệu. Những trận thủy chiến sau này giữa Nhật và Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương mà quân đội Hoa Kỳ đă thắng, một phần là nhờ những điện đài này, giúp cho hải quân Hoa Kỳ biết lộ tŕnh của hải quân Nhật, để sửa soạn tránh né hay tấn công trước. Hỏi như vậy, th́ tại sao Hoa Kỳ lại không biết Nhật sẽ tấn công Chân Châu Cảng, ngày giờ th́ không chắc, nhưng ít ra cũng biết là sẽ bị tấn công. V́ vậy, có giả thuyết cho rằng chính phủ Hoa Kỳ để cho Nhật tấn công, để thay đổi dư luận dân Hoa Kỳ ; và như thế, chính phủ Hoa Kỳ của tổng thống Roosevelt mới có thể tham chiến. Chúng ta nên nhớ là trong chương tŕnh ra tranh cử tổng thống vào năm 1940, tổng thống Roosevelt hứa với dân Hoa Kỳ là không tham chiến Đệ Nhị Thế Chiến. 

 Ông Hoàng Tùng viết về Đệ Nhị Thế Chiến : « Nhật phối hợp nhịp nhàng với Đức và Italia, phát động chiến tranh ra toàn khu vực châu Á, Thái B́nh Dương ».Dạ thưa không, Nhật không phối hợp nhịp nhàng với Đức và Ư ; và chúng ta có thể nói cả ba nước phát xít không phối hợp nhịp nhàng, nước nào cũng muốn chiếm một vùng làm bá chủ riêng. Tôi xin dẫn chứng.

 Sự phối hợp giữa Đức và Ư : Như trên tôi đă nói, Ư thấy Đức chiến thắng ở nhiều nơi, nên Mussolini cũng gửi quân sang chiếm Hy lạp, chiếm một vài nước Phi châu, nhưng bị sa lầy ở đó, phải cầu cứu tới Hitler. Để gỡ danh dự cho Mussolini, Hitler phải gửi quân sang tiếp cứu, mặc dầu Hitler chưa quan tâm với vùng Balkan và Phi châu, làm cho kế hoặch tấn công Nga Sô bị chậm trễ hơn 1 tháng. Mùa đông ở Nga tới cận hơn, một trong những lư do chính làm cho quân Hitler thất bại ở đây. Như vậy chứng tỏ không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Đức và Ư.

 Sự phối hợp giữa Nhật, Đức và Ư : Nếu ai đọc lịch sử Tàu cận đại, th́ đều rơ giữa Tưởng giới Thạch, Mussolini và Hitler có một mối giao hảo thân t́nh, bạn bè thân thiết. Mussolini đă tặng một chiếc máy bay cá nhân đặc biệt cho họ Tưởng. Có nhiều cố vấn của Hitler giúp Tưởng trong quân đội. Tưởng tổ chức quân đội và thanh niên phát xít Tàu là theo Ư và Đức. Khi Đại Chiến bắt đầu, Tưởng muốn đứng trung lập. Quân đội Nhật đánh xâu vào nội địa Tàu, làm Tưởng ngả về phía Hoa Kỳ. Việc này làm Đức và Ư rất bất b́nh Nhật. Hitler đă đề nghị với Nhật một chiến lược gọng ḱm để đánh Nga Sô : Để cho Tàu đứng trung lập, Nhật cùng Đức đánh Nga ; Nhật tiến quân từ phía Măn châu, Á châu ; Đức tiến quân từ phía Âu châu, làm một gọng ḱm kẹt Nga Sô ở giữa ; nhưng Nhật từ chối, làm Đức phải đánh một ḿnh. Nhật không những không nghe lời Hitler, mà c̣n không tuyên chiến với Nga Sô cho tới khi đầu hàng. Nga Sô chỉ tuyên chiến với Nhật sáu ngày trước khi Nhật đầu hàng, tuyên chiến ngày 9/8/1945, ngày trái bom nguyên tử thứ nh́ bỏ xuống Nagashaki, trái bom trước bỏ xuống Hiroshima ngày 6/8. Nhật đầu hàng ngày 15/8/1945. 

 Những dữ kiện trên chứng tỏ câu nói của ông Hoàng Tùng rằng « Nhật phối hợp nhịp nhàng với Đức và Italia « là không có cơ sở khoa học lịch sử.  

 Về Marx và Engels, theo nguyên tắc 2 người này ông Hoàng Tùng phải biết rất rơ tiểu sử, v́ ông ca tụng 2 ông này, thế mà ông đưa ra những dữ kiện về tiểu sử hoàn toàn sai. Ông viết : « Hai ông ( tức Marx và Engels - lời chú giải của tác giả bài này) bị ṭa án nước Đức và trục xuất khỏi nước Đức » ( trang9/33, ḍng 25). Chỉ cần trong một câu ngắn của « một trong những nhà tư tưởng và l ư luận Mác Lê hàng đầu Việt Nam « , chúng ta cũng thấy lỗi về cả nội dung lẫn h́nh thức. Hai ông bị ṭa án Đức làm cái ǵ, ở đây thiếu động từ. Nếu bảo ṭa án Đức trục xuất th́ sai về nghĩa, v́ ṭa án chỉ kết án, rồi chính quyền thi hành bản án mới trục xuất. Về nội dung, sự kiện lịch sử, Engels không bao giờ bị ṭa án Đức kết án và bị chính quyền Đức trục xuất.

 Liền sau đó trong cùng một trang, xuống ḍng, ông viết : « Lúc đầu Marx ở Luân Đôn, Engels ở Manchester làm thuê để sống và giúp gia đ́nh bạn » Dạ thưa, Engels giúp Marx, đồng ư ; nhưng Engels không làm thuê, mà làm cho hăng kỹ nghệ dệt của gia đ́nh ḿnh, mang tên Ermen-Engels ở Manchester. Chúng ta nên nhớ vào giữa thế kỷ thứ 19, một gia đ́nh Đức mà có một hăng kỹ nghệ dệt ở bên Anh, th́ giầu có như thế nào. Hơn thế nữa, Engels kết án chủ bóc lột, bênh vực thợ ; nhưng không bao giờ áp dụng những lư tưởng mà ḿnh kêu gào, theo đuổi, vào chính hăng xưởng của gia đ́nh ḿnh, và về sau là của chính ḿnh.

 Cũng trong trang 9, ḍng 28, ông Hoàng Tùng viết : « Ông ( tức Marx-lời chú giải của tác gỉ bài này), ngă gục, từ giă cơi đời năm 1883 ». Tôi không hiểu từ « ngă gục » dùng ở đây là một từ lịch sử hay là một từ ǵ. Nếu về lịch sử, th́ hoàn toàn sai về sự kiện lịch sử.. Marx không ngă gục, mà Marx chết v́ bệnh lao phổi, một thứ bệnh thịnh hành ở Âu châu lúc bấy giờ, và vào thời này cho tới khi Marx chết, mới phát minh ra thuốc chữa. Hơn thế nữa, trước khi chết, Marx có đi dưỡng bệnh ở Algérie từ tháng 2 tới tháng 5 / 1882. Marx qua Pháp, lấy tàu thủy ở Marseille rồi qua Algérie, theo lời khuyên của bác sĩ và của con cái, v́ khí hậu ở Anh ẩm ướt, khí hậu ở Algérie khô có lợi cho phổi. Sau khi dưỡng bệnh ở Algérie, Marx trở về Anh, thăm con cái, rồi chết trên một cái ghế bành, chứ không phải « ngă gục », vào tuổi 65, v́ Marx sinh năm 1818 và chết năm 1883. Tuổi 65 là thọ vào thời này, cuối thế kỷ 19, v́ tuổi thọ trung b́nh của Âu châu vào đầu thế kỷ 20 là mới chỉ là 50.  

 Ở trang 18, ông Hoàng Tùng viết : « Sự can thiệp của con người không thể phá bỏ qui luật, một chế độ kinh tế xă hội chỉ có thể thay đổi do sự phát triển đến hạn của kỹ thuật sản xuất và một nền văn hóa phù hợp. Cái con người có thể thay đổi là thế lực và thể chế quyền lực song cũng có giới hạn, quá khứ sẽ giành lại nếu đi quá xa. » (trang 18/33, ḍng 5). Ở đây ông Ḥang Tùng chưa hiểu rơ định nghĩa chữ qui luật, qui là qui tắc ( règles), luật là luật lệ ( lois). Có 2 loại qui luật : qui luật tự nhiên như nước xôi ở 100 độ c, đông đặc ở 0 độ, trái đất quay chung quanh mặt trời, vạn vật bị chi phối bởi sức hút của trái đất v.v… Những qui luật tự nhiên đó, con người không thể thay đổi, xóa bỏ được ; nhưng cũng có những qui luật do chính con người làm ra, th́ nó có thể thay đổi và xóa bỏ chứ, như luật hiến pháp, một thứ luật cao nhất trong các luật của một quốc gia, luật ly dị, luật đi đường, luật ngân hàng v.v.. ; những thứ qui luật này con người có thể thay đổi và xóa bỏ chứ, như luật ly dị, trước kia khó khăn, bây giờ dễ dăi, như luật đi đường, có nước ưu tiên cho tay phải, có nước ưu tiên cho tay trái. 

 Ông Hoàng Tùng viết tiếp : « Cái con người có thể thay đổi là thế lực và thể chế quyền lực song cũng có giới hạn… » Chỉ cần 2 câu liền nhau chúng ta đă thấy mâu thuẫn. Hỏi thể chế quyền lực là cái ǵ nếu không là hiến pháp, luật lệ hay qui luật của một chế độ. Câu trước nói « con người không thể xóa bỏ những qui luật », liền câu sau nói : « cái con người có thể thay đổi là thế lực và thể chế quyền lực » ; hay tại v́ ông dùng danh từ mà không hiểu rơ định nghĩa của nó, thưa ông Hoàng Tùng, « một trong những nhà tư tưởng và lư luận Mác Lê hàng đầu Việt nam » ? Có lẽ là hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam, chứ tôi không nghĩ dân Việt lại có một nhà tư tưởng và lư luận quá thấp kém như thế này. 

 Hơn thế nữa, là nhà lư luận tư tưởng Mác Lê, nhưng ông không nắm vững tư tưởng của Marx. Marx chia xă hội ra làm 2 tầng kiến trúc : hạ tầng và thượng tầng.

 Hạ tầng gồm sức sản xuất, kỹ thuật sản xuất và tương quan sản xuất. Thượng tầng là h́nh thức tổ chức chính quyền, luật lệ, nghệ thuật, tư tưởng, triết học và tôn giáo. Marx cho rằng hạ tầng quyết định thượng tầng, khi h́nh thái tổ chức sản xuất kinh tế thay đổi, th́ thượng tầng tự động phải thay đổi theo ; nếu không hạ tầng sẽ phá vỡ thượng tầng cũ để tạo ra cho ḿnh một thượng tầng mới. Marx có dùng một h́nh ảnh để chỉ rơ thượng tầng và hạ tầng : đó là thượng tầng được ví như b́nh chứa ; hạ tầng được ví như chất chứa ; hạ tầng như rượu và thượng tầng như chai đựng rượu. Nếu chất chứa thay đổi, lớn mạnh ra, Marx cho rằng sức sản xuất kinh tế mỗi ngày một lớn mạnh thêm, mà b́nh chứa tức thượng tầng, tức thể chế, quyền lực không lớn mạnh theo, th́ chất chứa sẽ phá vỡ b́nh chứa. Đây cũng là quan niệm cách mạng của Marx, v́ ông cho rằng cách mạng chỉ là sự thay đổi những h́nh thái sản xuất kinh tế ( mode de production économique). Theo đúng tinh thần tư tưởng của Marx, th́ sự thay đổi thượng tầng tức thể chế quyền lực chỉ là hậu quả tất yếu của sự thay đổi hạ tầng.

 Ông Hoàng Tùng viết : » Cái con người có thể thay đổi là thế lực và thể chế quyền lực. » Theo đúng nghĩa câu này th́ con người chỉ có thể thay đổi « thế lực và thể chế quyền lực » thôi à ?

 - Không, con người c̣n có thể thay đổi nhiều cái khác. Nhất là theo đúng tinh thần tư tưởng của Marx, th́ cái mà con người cần thay đổi chính là hạ tầng cơ sở kinh tế, và một khi hạ tầng cơ sở kinh tế thay đổi rồi, th́ thượng tầng tự động thay đổi theo, nếu không th́ hạ tầng sẽ phá vỡ thượng tầng.

 Ở đây tôi cũng xin mở một dấu ngoặc để phê b́nh qua về quan niệm thượng tầng và hạ tầng của Marx, để cho rơ vấn đề. Nh́n một cách sơ qua th́ chúng ta thấy cách phân chia này rơ ràng, khoa học, tầng trên, tầng dưới. Nhưng nếu chúng ta xét xâu vào vấn đề th́ không rơ ràng và khoa học một chút nào, v́ ở hạ tầng có sức sản xuất là con người, có kỹ thuật sản xuất là trí óc con người, nó dính liền lên thượng tầng. Bảo rằng chỉ có hạ tầng ảnh hưởng lên thượng tầng ; hay chỉ có thượng tầng ảnh hưởng xuống hạ tầng là không đúng. Thực ra là có ảnh hưởng hỗ tương, tương tác. Ở điểm này, một nhà tư tưởng Marx, theo đúng nghĩa của nó, chứ không phải nhà tư tưởng Marx như ông Hoàng Tùng ; đó là ông Gramsci, người thành lập ra đảng cộng sản Ư, người vừa là bạn của Mussolini và cũng bị Mussolini bỏ tù. Gramsci đă phê b́nh tư tưởng của Marx, cho rằng cách nh́n của Marx về xă hội có tính chất phiếm diện và máy móc. Theo Gramsci, xă hội không phải chia ra làm 2 tầng, mà chia ra làm 3 tầng. Ngoài thượng tầng và hạ tầng, c̣n một tầng ở giữa. Đó là tầng « vùng ảnh hưởng » ( sphère d’influence), bao gồm tất cả những ưu tú của xă hội trong mọi ngành nghề, mọi lănh vực. . Vùng ảnh hưởng này vừa ảnh hưởng xuống hạ tầng, vừa ảnh hưởng lên thượng tầng, và đồng thời dẫn đường, chỉ lối cho xă hội , cũng như tạo ra những biến đổi xă hội, những khúc quanh lớn của xă hội, nếu tiến triển của xă hội bị tắc nghẽn. Gramsci c̣n cho rằng sự hiểu biết của Marx có quá tính cách sách vở ( connaissances livresques), thiếu sự hiểu biết qua chiêm nghiệm ( connaissances par méditattion). Chính sự hiểu biết qua chiêm nghiêm, theo Gramsci, t́m ra ánh sáng chân lư, khác hẳn hiểu biết qua sách vở có tính cach máy móc, không mấy sáng tạo và không uyển chuyển. ( Xin xem thêm Sự hồ đồ của Marx theo Karl Popper – bài của tác giả bài này). 

 Trở về bài « Thời đại mới, tư tưỏng mới. », Ông Hoàng Tùng viết :

 « Riêng nước Mỹ một năm sản xuất được 50.000…. chiếm 1/5 của cải toàn cầủ ( Ḍng 26 trang 27/33). Tôi xin nói ở đây tôi chép lại nguyên văn của ông Hoàng Tùng, không thiếu một dấu chấm, v́ 50.000 có 4 cái chấm theo sau. Chỉ cần một câu rất ngắn như trên, chúng ta đă thấy rơ tŕnh độ hiểu biết cùng sự hồ đồ, liều lĩnh, không có một tư ǵ là khoa học của ông Hoàng Tùng. 50.000 là 50.000 cái ǵ, là 50.000 tỷ $ hay 50.000 cái xe hơi, 50.000 cái ṭa nhà chọc trời ? Nếu không biết là cái ǵ mà lại thay thế bằng bốn cái chấm, th́ đừng nên nói. Ông không biết là 50.000 cái ǵ, thế mà ông dám viết liền câu sau « chiếm 1/5 của cải toàn cầu « Nếu đó là 50.000 cái xe hơi, th́ làm sao có thể chiếm 1/5 của cải toàn cầu. Theo tính thần khoa học, toán học, khoa học của những khoa học, như nhiều nhà bác học trong đó có Marx đă nói, th́ với 2 con số A và B, chúng ta chỉ có thể so sánh được khi chúng ta biết rơ giá trị của 2 con số này. Chúng ta chưa biết giá trị của con số A làm sao chúng ta có thế so sánh B với A. Để đánh giá « của cảỉ « hay đúng ra là tài sản của một quốc gia rất là khó. Có một số người trước đây cũng đă làm công việc này, nhưng bị chỉ trích, rồi sau bỏ, v́ tài sản của một quốc gia bao gồm tài sản vật chất hay cả tinh thần ? Ngay dù là vật chất, nhưng làm sao đánh giá đúng những sách vở quí giá trong thư viện, làm sao đánh giá đúng những vật quí giá trong bảo tàng viện ? Chính v́ vậy mà ngày hôm nay người ta chỉ thường so sánh về tổng sản lượng quốc gia hàng năm. Tính theo tổng sản lượng, th́ tổng sản lượng của Hoa Kỳ năm 2003 là 10 383 100 triệu $, khoảng hơn 10.000 tỷ $ chiếm 32,12% tổng sản lượng thế giới ; Nhật bản là 3 993 433 triệu $, gần 4 000 tỷ $ chiếm 12,36% tổng sản lượng thế giới ( theo l’Année stratégique 2005, sous la Direction de Pascal Boniface – trang 265 và trang 511 -nhà xuất bản Armand Colin – Paris 2004). 

 Trang 31 ḍng 18, ông Hoàng Tùng viết : « Chân lư bao giờ cũng cụ thể, cách mạng là sáng tạo « . Dạ thưa, ông Hoàng Tùng thích nói đến khoa học, mà một trong những khoa học khoa học nhất là tóan học, ông cũng không nắm vững.. Chân lư tóan học đâu có cụ thể, chẳng hạn như phương tŕnh đơn giản f(x) = 2x, x biến đổi từ cực tiểu ( - oo = trừ infini ) tới cực đại (+ oo = cộng infini ) ( v́ máy không có dấu cực tiểu, cực đại, nên tôi viết 2 o ghép lại). Ư niệm cực tiểu, cực đại có cụ thể đâu. Cũng như trong h́nh học, người ta định nghĩa ṿng tṛn là tổng số những điểm cách đều một điểm cố định là trung tâm. Ở ngoài đời, chúng ta không thể nào t́m thấy một cái h́nh tṛn ḥan hảo như trong định nghĩa tóan học. Trong hóa học, các nhà bác học dịnh nghĩa nguyên tử bao gồm neutron, potron và electron. Neutron , potron va electron có cụ thể đâu ; nhưng đó vẫn là chân lư của khoa học. 

 Trang 32, ḍng 17, ông Hoàng Tùng viết :

 « Người…… chỉ đi đứng cũng không nói, nói chi nâng cao năng xuất lao động ( ?) « ( Tôi chép nguyên văn, không thiếu một chấm, một phảy - lời tác giả bài này). Trong câu này, ông Hoàng Tùng dùng sáu cái chấm (…… ) sau chữ « Người « và dấu hỏi ( ?), trong mở ngoặc và đóng ngoặc là có ư nghĩa ǵ ? Về h́nh thức, cách dùng dấu chấm và dấu hỏi là sai, và cách dùng chữ « cũng « cũng sai. Người ta dùng chữ « cũng « để nhấn mạnh 2 mệnh đề cùng một ư nghĩa, dùng ở mệnh đề sau, dù xác định hay phủ định. Thí dụ : Anh đi bơi là tốt ; anh chạy cũng tốt, v́ cả 2 đều lợi cho sức khỏe. Dấu hỏi là dùng để đặt cuối câu, khi câu đó có ư nghĩa hỏi. Tôi thấy cả 2 câu không có ư nghĩa ǵ là câu hỏi, tại sao ông Hoàng Tùng lại dùng câu hỏi ở đây. Nói về nội dung th́ câu trên thật là tối nghĩa. 

 Cứ như vậy trong suốt một bài dài 33 trang, ông Hoàng Tùng nói đến lịch sử, lịch sử đảng cộng sản Nga sô, Trung Cộng, đến khoa học, đến văn minh, đến tư tưởng, đến trí thức, đến vai tṛ của trí thức v.v…; nhưng tất cả đều không có dẫn chứng nguồn gốc từ một quyển sách nào, từ một công tŕnh nghiên cứu nào ; những dữ kiện lịch sử, khoa học đều thiếu cơ sở khoa học, đó là về nội dung ; c̣n về h́nh thức , th́ nhiều câu văn tối nghĩa, khó hiểu, sai văn phạm, văn không thành câu, thành cú. 

 Ông Hoàng Tùng kết luận bài của ḿnh bằng một câu : « Tư tưởng Hồ chí Minh măi măi soi đường cho thế hệ chúng ta « ( cuối trang 33) .

 Thứ nhất, câu kết luận này không có ăn nhập ǵ với thân bài, v́ trong suốt một bài dài 33 trang, ông Hoàng Tùng chỉ nói đến Hồ chí Minh một lần ở cuối trang 5, vỏn vẹn trong câu « …, chấm dứt cái ṿi thứ hai của con bạch tuộc như Hồ chí Minh dự báo từ năm 1920 ». Và như vậy, theo nguyên tắc của một bài luận văn, một bài thuyết tŕnh hay một quyển sách, th́ câu kết này ḥan ṭan lạc đề, nếu nói nặng th́ ông Hoàng Tùng không ở tŕnh độ một học sinh trung học làm luận văn.

 Có người đưa ra lập luận bảo rằng ông Hoàng Tùng sống dưới một chế độ độc tài đang tôn thờ Hồ chí Minh, nên phải đưa ra câu này vào cuối cùng để thoát hiểm. Vâng, ngay dù đồng ư như vậy ; nhưng cũng nên làm một cách hợp lư hơn, ít ra cũng nhắc tới Hồ chí Minh ba bốn lần rồi đưa ra câu này. Chỉ nói đến Hồ chí Minh có một lần, rồi đưa ra câu kết luận như vậy, chứng tỏ ông Hoàng Tùng cũng không khôn khéo.

 Không những không khôn khéo, mà ông Hoàng Tùng c̣n vừa có trí nhớ ngắn, vừa không ở tŕnh độ để hiểu thế nào là tư tưởng, nên mới đưa Hồ chí Minh lên thành nhà tư tưởng..

 Trí nhớ ngắn ở chỗ là Hồ chí Minh không bao giờ tự nhận ḿnh là nhà tư tưỏng. Theo ông Nguyễn văn Trấn, người đă có dịp tiếp xúc với Hồ chí Minh, th́ họ Hồ thường nói câu : « Tôi không có tư tưởng ǵ cả. Tôi chỉ là người thực tiễn. Lạt mềm buộc chặt. » ( Nguyễn văn Trấn - Viết cho mẹ và quốc hội ). Vào năm 1920, khi họp hội nghị Tours ở Pháp, Hồ chí Minh c̣n chưa ở tŕnh độ phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, điều này do chính Hồ chí Minh viết trong quyển « Cuộc đời Hồ Chủ tịch » tác giả là Trần dân Tiên, chính là Hồ chí Minh.. Khi đảng cộng sản Việt Nam họp Đại Hội lần thứ Nh́, vào năm 1950,có một kư giả hỏi ông là ông có tư tưởng ǵ không, th́ ông trả lời là ông không có tư tưởng ǵ cả, đă có Staline và Mao nghĩ hộ. Ông c̣n thêm là 2 người này không bao giờ sai lầm. Vào năm 1960, tờ báo Nga Sô « Le Pravda » phỏng vấn ông, th́ ông cũng nhắc lại là ông đă có Marx và Lénine nghĩ hộ. Thế mà ông Hoàng Tùng cùng một số trí thức Việt Nam không nhớ những sự kiện này, mà c̣n đưa Hồ chí Minh lên nhà tư tưởng. Không những vậy, mà c̣n ghi trong Hiến pháp hiện hành : « Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lénin và tư tưởng Hồ chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hộỉ « (điều 4), sự kiện này chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam và một số trí thức cộng sản không ở tŕnh độ để hiểu định nghĩa thế nào là tư tưởng, là nhà tư tưởng. 

 Để hiểu rơ vấn đề, tôi xin mạo muội nói sơ về sự h́nh thành một tư tưởng. Tư tưởng ( la pensée) có được là do nhiều ư tưởng (l’idée) hợp lư và ăn khớp với nhau ( logiques và cohérentes) làm thành. Ư tưởng có được là do nhiều tri giác ( la perception ) hợp lư và ăn khớp với nhau làm nên. Tri giác có được là nhờ ở năm giác quan của chúng ta ( thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và thính giác ). Chẳng hạn ư niệm hay ư tưởng mà chúng ta có về một trái cam, đó là chúng ta thấy nó tṛn tṛn, màu vàng đỏ ; khi bóc nó ra chúng ta thấy những cái múi nhỏ ; khi nếm, chúng ta thấy vị hơi chua chua, ng̣n ngọt ; khi ngửi chúng ta thấy mùi vị thơm thơm. Tất cả những tri giác này tạo cho chúng ta một ư niệm, ư tưởng vế trái cam.. Nhiều tri giác về nhiều vấn đề cho ta nhiều ư tưởng khác nhau. Nhiều ư tưởng về một vấn đề , mà có tính cách hữu lư, ăn khớp với nhau, đồng thời có tính cách mới lạ,và xâu rộng, do một công tŕnh nghiên cứu, th́ lúc đó trở thành tư tưởng. Nhiều tư tưởng về nhiều vấn đề, về cuộc sống, về con người, về không gian, thời gian, và có những đặc tính trên, th́ trở thành hệ tư tưởng ( l’idéologie).

 Chẳng hạn như về kinh tế học, ông A. Senn, giải Nobel Kinh Tế năm 1998, th́ được gọi là nhà tư tưởng kinh tế. Nhưng tại sao ? – V́ ông đă quan sát và thấy rằng có một liên hệ giữa nạn chậm tiến, nạn đói với những chế độ độc tài. Từ ư niệm, ư tưởng đó, ông đă bỏ công ra nghiên cứu những nạn đói và nạn chậm tiến ở những nước Á phi chậm tiến trong ṿng nửa thế kỷ qua. Cuối cùng ông đi đến kết luận « Không có dân chủ thực sự th́ không có một nền kinh tế tốt ( Amartya Senn - Pas de bonne économie sans vraie démocratie. – báo Le Monde, số ngày 28/10/1998). Công tŕnh nghiên cứu này đă đưa ông đến giải thưởng Nobel, ông được coi như một nhà tư tưởng kinh tế. 

 Tư tưởng và nhà tư tưởng là như vậy. Hồ chí Minh chỉ nhắc lại những ư tưởng của tiền nhân, không có một công tŕnh nghiên cứu xâu xa ; rồi con cháu về sau cho đó là của ông ; mặc dầu chính ông khi c̣n sống, ông thường nhắc đi nhắc lại là ông không có tư tưởng ǵ cả, th́ không thể nào là nhà tư tưởng. Ngay cả Bản Lên Án Thực Dân bằng tiế ng Pháp ( Le Procès du Colonialisme) mà Hồ chi Minh đă đưa cho Ban Thơ Kư Hội Nghị Versailles họp vào tháng 6 /1919 giữa những Cường Quốc thắng trận Đệ Nhất Thế Chiến, mà một số người cộng sản cho rằng ông ta là tác giả , là hoàn toàn sai. Theo một số sử gia, th́ đó là cụ Phan chu Trinh, Nguyễn thế Truyền, Phan văn Trường viết chung.Chúng ta chỉ cần có một sự suy nghĩ nhỏ là thấy rơ :

 Trong quyển Cuộc Đời Chủ tịch Hồ chí Minh, tác giả Trần dân Tiên chính là Hồ chi Minh, ông nói rơ trong Hội Nghị Tours họp vào tháng 12/1920, ông nghe tiếng Pháp chữ được chữ không, ông không thể phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, thế mà 18 tháng trước đó ( tháng 6/1919 - Hội Nghi Varsailles), ông lại là tác giả Bản Lên Án Thực Dân viết bằng tiếng Pháp ( Le Procès du Colonialisme). Có phải những người cho ông là tác giả đă lầm, thiếu suy nghĩ hay không ? Những câu : « Cần, kiệm, liêm, chính » , « Chí công, vô tư « v.v… là những câu mà các cụ xưa thường dậy con cháu, cũng chẳng phải là của Hồ chí Minh, thế mà đảng cộng sản Việt Nam cho là của Hồ chí Minh, có phải là nhận quàng không ?

  Trở về việc phê b́nh bài « Thời Đại Mới, Tư Tưởng Mớỉ « của ông Hoàng Tùng. Khi phê b́nh một bài văn, th́ chúng ta cũng phải nh́n cả cái sai, lẫn cái đúng. Nhưng ở bài này có quá nhiều điều sai. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là không có điều đúng. Đó là một vài câu như :

 « Từ khi nắm quyền lănh đạo đất nước, các đảng (đảng cộng sản- lời chú của tác gỉả bài này) trở thành chuyên quyền, người lănh đạo tuyệt đối. Về danh nghĩa th́ nói rằng đảng của giai cấp công nhân, của toàn Đảng, trong thực tế th́ người đứng đầu nắm mọi quyền lực, thông qua tổ chức thực hành mọi quyết định. » ( trang 24/33, ḍng 22), hay :

 « Nói rằng, trong xă hội thường xuyên có sự nhất trí về chính trị và tư tưởng là không đúng sự thật, sự im lặng kéo dài, cuối cùng bỏ mặc cho chủ nghĩa xă hội tan ră, người ta bỏ phiếu bằng đôi chân lũ lượt chạy sang các nước tư bản để làm những việc thấp kém, có khi mất cả phẩm giá con người. » ( trang 25/33, ḍng 21), hoặc :

 « Khi tiếp xúc với các nhà trí thức thuộc phía bên kia ( phía tư bản- lời chú của tác giả bài này ), những người bên này ( bên cộng sản) thường tỏ thái độ trịch thượng, thầy đời, lời dài, ư hẹp « ( trang 22 /33, cuối trang).

 Tôi nghĩ câu cuối này nên được áp dụng đầu tiên cho ông Hoàng Tùng, tác giả của bài « Thời Đại Mới, Tư Tưởng Mớỉ », người mà một số người cộng sản đưa lên hàng « một trong những nhà lư luận tư tưởng Mác Lê hàng đầu Việt Nam. »

 Việt Nam ta có câu : « Mèo khen mèo dài đuôi ». Ông Hoàng Tùng và đảng Cộng sản Việt Nam đưa Hồ chí Minh lên nhà tư tưởng. Một số người khác đưa ông Hoàng Tùng lên hàng một trong những nhà lư luận tư tưởng Mác Lê hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là lẽ thường t́nh, v́ « Mẹ hát, con khen hay. « . Nhưng Hồ chí Minh và ông Hoàng Tùng chỉ là nhà tư tưởng và nhà lư luận đối với những người cộng sản hay thân cộng sản. Chứ dân Việt, theo thiển ư của tôi, không chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận Hồ chí Minh là nhà tư tưởng và ông Hoàng Tùng là nhà lư luận . 

 Ba lê ngày 13/07/2005 

 Chu chi Nam