|
Hoa Kỳ Mi Là Ai ? Bạn Hay Thù ? Trực Ngôn Bầu cử tổng thống vừa chấm dứt. Tổng thống W.G . Bush của Đảng Cộng ḥa vừa mới tái đắc cử. Đây cũng là một dịp để chúng ta có một cái nh́n sơ lược về đất nước và dân tộc Hoa Kỳ, họ là ai, bạn hay thù, đâu là chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Với một dân số là 287 triệu dân, sống trên một dải đất rộng 9 363 520 km2, gồm 80% dân tin đạo, trong đó có 56% Tin lành, 28% Thiên Chúa giáo, và phần c̣n lại là những đạo khác hay vô thần, phần lớn dân sống ở thành thị ( 77,4% ), tuổi thọ trung b́nh của phụ nữ là 80, đàn ông là 74; tổng sản lượng quốc gia là 10 383 100 triệu $ ( hơn 10 000 tỷ), chiếm 32,13% so với tổng sản lượng thế giới, lợi tức tính theo đầu người hàng năm là 36 128$. Mỗi năm Hoa Kỳ xuất cảng gần 700 tỷ và nhập cảng 1200 tỷ$. Hoa kỳ đứng đầu thế giới về ngân sách quốc pḥng với 382 tỷ (382 600 triệu), trong khi đó ngân sách quốc pḥng của Nhật, cựng quốc kinh tế thứ nh́ trên thế giới, là 41 tỷ; Đức, cường quốc kinh tế thứ 3, là 25 tỷ, Anh là 41 tỷ, Pháp là 35 tỷ, Trung cộng là 22,5 tỷ, Nga là 10,5 tỷ. Nếu chúng ta cộng ngân sách quốc pḥng của 16 nước lớn nhất sau Hoa Kỳ th́ tổng số cũng không bằng Hoa Kỳ Với gần 1,5 triệu quân ( 1 427 000), trong đó có 500 ngàn lục quân (485 000), với 7 600 chiến xa; không quân là 367 000 người với 3 000 máy bay; hải quân với 575 000 người với 27 tiềm thủy đĩnh và 11 hàng không mẫu hạm; trong khi đó Anh có 3 hàng không mẫu hạm, Pháp 1, Nga 1; Trung Cộng 0. Với sức mạnh kinh tế, quân sự và ngay cả phim ảnh, nghệ thuật đứng đầu thế giới, tất nhiên Hoa Kỳ gây ra sự ghen tỵ của nhiều ngườI cũng như nhiều quốc gia, ngay cả những quốc gia mà Hoa kỳ đă là ân nhân như một số quốc gia Âu Châu, đặc biệt là Pháp, v́ Hoa Kỳ đă cứu Pháp 2 lần qua 2 trận thế chiến. Đó là ư kiến của một số người, một số quốc gia ghen tỵ, thù ghét Hoa Kỳ; nhưng vẫn có nhiều người và nhiều quốc gia là bạn của Hoa Kỳ. Người ta có thể nói trong lịch sử nhân loại từ cổ chí kim, chưa có một quốc gia nào có một sức mạnh cùng ảnh hưởng to lớn như Hoa Kỳ, một thí dụ đơn giản cũng cho ta thấy ngay dù ở những nơi hẻo lánh nhất, ngay ở cả những quốc gia thù ghét Hoa Kỳ, người ta cũng thấy có bong dáng Coca Cola, quần jean; và cũng chưa có một cường quốc nào với một sức mạnh và ảnh hưởng như vậy mà lại dùng sức mạnh cùng ảnh hưởng của ḿnh một cách từ tốn như thế. Một giả dụ: nếu những quốc gia như Trung Cộng, Nga sô, Pháp, Đức, Nhật nếu họ có một sức mạnh như Hoa Kỳ, th́ họ sẽ đưa thế giới đi về đâu, họ không ngần ngại đè bẹp tất cả mọi ai, mọi quốc gia nào đi trái lại ư muốn của ḿnh. Cũng trong lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, chưa có trường hợp một quốc gia nào thắng trận lại quay lại giúp đỡ kẻ bại trận trở thành cường quốc kinh tế thứ nh́ và thứ ba như Nhật và Đức. Trở về hiện tại với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sau khi ông Bush thắng cử. Ngày thứ năm 4/11/04, trong một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn, ông Bush cho biết một vài đường nét của chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ. Tất nhiên ông vẫn giữ những đường nét chính của chương tŕnh trong nhiệm kỳ đầu. Đó là tiếp tục giữ nguyên sự cắt giảm thuế, nhưng đồng thời phải nghĩ đến việc thâm thủng ngân sách quốc gia càng ngày càng cao, nhưng cũng phải lo đến vấn đề thất nghiệp và an sinh xă hội. Về đối ngoại, đó là tiếp tục công cuộc tiêu diệt khủng bố, đó là mục tiêu ngắn hạn; và mục tiêu dài hạn là làm thế nào để mô h́nh tổ chức nhân xă tự do, dân chủ và kinh tế thị trường toàn thắng ở mọi nơi trên thế giới, v́ những chế độ độc đoán, độc tài không những làm bất ổn ḥa b́nh thế giới, mà c̣n là ổ nuôi dưỡng khủng bố. Trong cuộc họp báo trên, ông Bush có tuyên bố : “ Có vài ư kiến cho là một công việc mất th́ giờ, khi chúng ta t́m kiếm khuếch trương, truyền bá mô h́nh tổ chức nhân xă dân chủ, tự do, trên một vài nơi trên thế giới. Tôi nghe ư kiến này và tôi không cho nó là đúng. Xin hăy nhớ lại, tôi đă từng đi Luân Đôn để tŕnh bày chính sách của chúng tôi là tạo một Trung Đông dân chủ, và tôi có thể làm khó chịu một vài người.”
Nhưng nói về chíng sách ngoại giao của Hoa Kỳ, chúng ta không thể quên nói đến tài liệu của Hội Đồng An Ninh Quốc gia công bố ngày 17/09/2002. Đây là một tập tài liệu dài 33 trang, viết bằng tiếng Anh, là một công tŕnh nghiên cứu từ lâu, từ xa đến gần của một số chính khách và trí thức. Nếu chúng ta đọc kỹ th́ chúng ta thấy nguyên nhân xâu xa đưa đến tập tài liệu này là tư tưởng của những nhà trí thức nổi tiếng của Hoa Kỳ như Paul Kennedy trong quyển sách Sự Hưng Vong của những Cường quốc ( The Rise and Fall of the great Powers), như Huntington trong quyển Sự Tranh Chấp của những nền Văn Minh ( The Clash of the Civilizations); và của Fukuyama trong quyển Sự Kết Thúc Lịch Sử và Con Người Cuối Cùng ( The End of the History and the last Man). Đó là ảnh hưởng xâu xa. Nhưng ảnh hưởng gần trên tập tài liệu chiến lược này là cá nhân Tổng thống Bush, Phó Tổng thống D. Cheney, ngoại trưởng C. Powells, Bộ trưởng quốc pḥng D. Rumfelt và Thứ Trưởng Quốc Pḥng P. Wolfowitz, nhất là tài liệu Hướng Dẫn Kế Hoạnh Quốc Pḥng ( The Defense Planning Guidance) mà ông này viết vào năm 1992. Nguyên nhân xâu xa của Chiến Lược An ninh Hoa Kỳ đó là những trường phái chính trị, ngoại giao và những nhà tư tưởng vừa kể trên, đặc biệt là Fukuyama . Trong quyển Sự Kết thúc Lich sử và Con người cuối cùng, ông đă viết : Thế kỷ 20 vừa qua không phải chỉ có những biến cố lịch sử bi quan như hai trận thế chiến, như việc con người dùng khoa học vào việc giết người, cùng sự xuất hiện 2 ư thức hệ độc tài cộng sản và phát xít. Nhưng cũng có những biến cố lạc quan. Đó là những năm cuối của kỷ nguyên cho chúng ta thấy rơ yếu kém của những chế độ độc tài và sự vững mạnh cùng chiến thắng của tư tưởng dân chủ, tự do. Dưới những chế độ độc tài, người dân bị kiểm soát, thông tin và sự thật bị bóp méo; tuy nhiên người dân sống dưới những chế độ này vẫn thầm kín kiếm sự thật và những nguồn tin tức từ bên ngoài; niềm ước vọng của họ vẫn là làm thế nào để có thể sống dưới một chế độ tự do, dân chủ. Dân chủ, tự do, theo tư tưởng của Fukuyama , đă trở thành một sợi dây vô h́nh nối liền những con người, những dân tộc, những nền văn hóa, văn minh trên thế giới. Tư tưởng kinh tế tự do và thị trường đă lan tràn khắp thế giới và đă thành công trong việc mang lại phồn thịnh cho nhân loại. Sự phồn thịnh này không những có lợi cho những quốc gia kỹ nghệ phát triển, mà c̣n giúp cho những quốc gia chậm tiến đi vào con đường phát triển, nếu họ chấp nhận mô h́nh tổ chức nhân xă dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Mô h́nh này đă chiến thắng mô h́nh tổ chức nhân xă phong kiến và đang trên đà chiến thắng mô h́nh cộng sản, chúng ta nên lưu ư là quyên sách Sự Kết thúc lịch sử xuất bản vào những năm cuối thập niên 80, đầu 90. Fukuyama coi mô h́nh tổ chức nhân xă là mô h́nh cuối cùng trong tiến tŕnh các mô h́nh của nhân loại và con người sống trong mô h́nh này cũng là con người cuối cùng.. V́ thế nên có tên quyển sách như vậy.
Nguyên nhân gần của tập tài liệu Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa kỳ là Dự Án Hướng Dẫn Quốc Pḥng của Paul Wolfowitz, theo đó Hoa Kỳ cần phải từ bỏ chiến lược giám sát và kiềm chế, v́ đó là tàn dư của chiến tranh lạnh, mà phải bước từ chiến lược pḥng thủ, be bờ sang chiến lược tấn công, v́ tấn công là chiến lược pḥng thủ hay nhất. Theo ông, nay chiến tranh lạnh đă kết thúc, thế giới chỉ c̣n một siêu cường duy nhất là Hoa kỳ; v́ vậy nước này có quyền hay nói đúng hơn là có bổn phận duy tŕ ḥa b́nh và trật tự thế giới. Chính sách này, nhất là từ sau vụ không tặc 11/9/2001 đă được tổng thống Bush chấp nhận. Chính v́ vậy, ngay buổi tối 11/9/2001, ông Bush tuyên bố : “ Kể từ giờ phút này, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không phân biệt quân khủng bố và những kẻ ủng hộ khủng bố." Người ta c̣n dịch ra chiến lược này là “ Chiến lược tiên hạ thủ vi cường” có nghĩa là “ Hạ địch thủ trước là mạnh, là tốt nhất”. Chiến lược Tiên hạ thủ vi cường nhắm 2 mục đích: ngắn hạn và dài hạn. Mục đích ngắn hạn: Hai ngày sau cuộc khủng bố không tặc, ông Paul Wolfowitz tuyên bố : “ Tôi nghĩ đă đến lúc chúng ta phải thú nhận rằng vấn đề chống khủng bố không chỉ đơn thuần, đơn giản trong việc bắt giữ khủng bố và xét xử họ, mà c̣n phải tẩy chay và nhất là hóa giải họ, kể cả việc xóa bỏ những chế độ giúp đỡ khủng bố.” Ngày 20/9/2001, ông G; Bush tuyên bố : “ Kể từ nay, quốc gia nào hậu thuẫn hay cung cấp nơi ẩn náu cho khủng bố, chúng ta sẽ coi quốc gia đó là thù nghịch. V́ vậy, bất cứ quốc gia nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, hăy tự quyết định cho ḿnh: Là đồng minh của Hoa Kỳ hay là đồng minh của khủng bố!" Mục đích dài hạn: Như trên chúng ta đă nói mục đích dài hạn của Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ và cũng là chính sách ngoại giao dài hạn của nhiệm kỳ 2 của Bush, theo tôi nghĩ, là thực hiện dân chủ, tự do ở mọi nơi trên thế giới; mặc dầu có thể uyển chuyển hơn kỳ đầu, có thể chú trọng hơn tới một vài b́nh luận của các quốc gia khác, và Liên Hiệp Quốc có thể đóng vai tṛ mạnh hơn; nhưng nội dung chính vẫn không thay đổi. Thật vậy, cũng trong bài diễn văn 20/9/2001, ông Bush tuyên bố : “ Chiến tranh mang đến sự sợ hăi; nhưng đồng thời chiến tranh cũng mang tới dân chủ tự do. Sự tiến bộ của dân chủ tự do cho nhân loại, thành quả vĩ đại trong lịch sử của chúng ta, và cũng là ước vọng cao cả nhất của mọi thời đại, hiện đang tùy thuộc vào chính chúng ta. Đất nước chúng ta, thế hệ của những người Mỹ hôm nay có bổn phận phải xua tan, khỏi nhân loại, khỏi thế giới, bóng đêm thù nghịch của khủng bố và của độc đóan, độc tài. Chúng ta sẽ lănh đạo thế giới theo đuổi lư tưởng cao cả của tự do, dân chủ, bằng nỗ lực của chính chúng ta, bằng dũng cảm của nước Mỹ. Chúng ta sẽ theo đuổi mục đích cao cả của dân chủ, tự do một cách cương quyết, không mệt mỏi, cho tới khi nào dân chủ, tự do toàn thắng trên toàn thế giới.” Và ngay sau khi thắng cử vừa qua,ông nói: “ Có một vài ư kiến cho rằng chỉ là mất th́ giờ t́m kiếm, khuếch trương dân chủ ở một vài nơi trên thế giới. Tôi nghe ư kiến này; nhưng tôi không cho nó là đúng.” Thật vậy, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hiện nay là đi đúng với chiều hướng văn minh của nhân loại. Nhân loại đi từ văn minh trẩy hái qua văn minh du mục, rồi văn minh định cư, nông nghiệp, tới văn minh thương mại và ngày hôm nay đang ở văn minh tri thức, điện toán. Trong 4 văn minh đầu, yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh tế là sức mạnh chân tay, bắp thịt. Ngày hôm nay, trong văn minh tri thức, điện toán, yếu tố quan trong trong sản xuất kinh tế là đầu óc con người với những phát minh sáng kiến. Con người chỉ có thể phát minh sáng kiến khi sống dưới chế độ tự do, dân chủ. Tôi cũng đồng ư với Fukuyama là mô h́nh tổ chức nhân xă dân chủ tự do và kinh tế thị trường là mô h́nh cuối cùng của con người. V́ vậy chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ tranh đấu để thực hiện mô h́nh này ở mọi nơi trên thế giới là đi đúng với chiều hướng văn minh nhân loại. Đây là một khuyến khích cho những ai, những dân tộc nào đấu tranh cho tự do, dân chủ; và cũng là một lời cảnh cáo cho những ai, cho những chế độ nào c̣n độc đoán, độc tài.
Paris ngày 7/11/2004 Trực Ngôn Chu chi Nam Lưu ư: Những con số trong bài này được lấy ra từ quyển sách L’Année stratégique 2005 – Stratéco: analyse des enjeux internationaux – sous la direction de Pascal Boniface – nhà xuất bản Armand Colin – Paris. Có một vài con số tôi làm tṛn để dễ nhớ. |