|
DÀN BÀI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THÍCH HỢP CHO VN TƯƠNG LAI ChuchiNam
I) Tình trạng
tụt hậu của Việt nam hiện nay
1) Về
chính trị đối ngoại : Lệ thuộc ngoại bang, dâng đất nượng
biển cho Trung cộng.
2) Về
chính trị đối nội : chế độ độc khuynh, độc đảng,
độc tài, đàn áp tôn giáo và nhân quyền
3) về
kinh tế : một trong những nưóc chậm tiến nhất thế giới
4) Về
xã hội, giáo dục, đạo đức
II)
Lỗi tại đâu ? - Lỗi tại
chính quyền cộng sản VN đã du nhập mô hình phát triển xa hội Mác Lê, sai lầm
trên phương diện văn hóa, chính trị và kinh tế ; về văn hóa, chủ trương
đoạn tuyệt với văn hóa cổ truyền, độc khuynh có nghĩa là chỉ
chấp nhận một nền triết học của Mác ; về kinh tế, chủ trương
bãi bỏ quyền tư hữu, có nghĩa là bãi bỏ một động lực chính khiến
con người làm việc ; về chính trị, chủ trương độc tài, ngăn
cấm mọi phát minh sáng kiến của con người.
III) Ðâu là mô hình thích hợp cho VN trong tương lai ?
– Mô hình tự do, dân chủ và kinh tế thị trưòng.
1) Lịch
sử của những mô hình phát triển trong quá khứ
a) Mô hình phát triển của
Anh quốc vào thế kỷ thứ 19 : Phát triển nông nghiệp, dùng thặc dư nông
nghiệp đầu tư vào kỹ nghệ nhẹ. Phát triển kỹ nghệ nhẹ, dùng
thặng dư của kỹ nghệ nhẹ, đầu tư vào phát triển kỹ nghệ
nặng.
b) Mô hình phát triển của
Liên sô dưói thời Staline : Phát triển canh nông, dùng thặng dư của canh nông đầu
tư ngay vào kỹ nghệ nặng. Mô hình phát triển này đã đưa đến một
sự phát triển không đồng đều, một trong những lý do chính đưa đến
sự sụp đổ của chế độ sau này.
c) Mô hình phát triển của
những nước Ðông Nam Á, tiêu biểu là Ðài loan, Ðại Hàn và Singapour : Ðại thể
theo mô hình phát triển của Anh quốc, nhưng không nhất thiết phải dùng thặng
dư của nông nghiệp để đầu tư vào kỹ nghệ nhẹ như kỹ
nghệ vải sợi của Anh, họ có thể đầu tư vào một ngành nào đó,
kỹ nghệ nhẹ hay nặng không cần thiết, miễn là quốc gia đó có khả
năng và có thể cạnh tranh ở trên thị trừơng.
IV) Kết luận :
Mô hình tổ chức nhân xã thích hợp cho VN trong tưong lai phải là mô hình dân chủ tự
do và kinh tế thị trưòng. Nhưng để thực hiện mô hình này bắt buộc
phải đi qua cửa ngõ giải thể chính quyền độc khuynh, độc đảng,
độc tài cộng sản, rồi sau đó rút tỉa kinh nghiệm của các nưóc Ðông
Nam Á, xem xét khả năng, tay nghề giỏi của VN trong ngành nghề nào, và xem xét tình trạng
thị trưòng quốc tế , để có thể phát triển nghành nghề đó.
Paris ngày 11/10/04 Chu chi Nam |