|
CON NGƯỜI THÁNH NHÂN THƯƠNG DÂN YÊU NƯỚC TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ CON NGƯỜI GIAN MANH QUỈ QUYỆT BUÔN DÂN BÁN NƯỚC HỒ CHÍ MINHViết để tưởng nhớ Thầy Bu. Chu chi Nam
Dân và lịch sử không bao giờ lầm, nhất là về lâu dài. Ai có công th́ được kính phục, tôn thờ nhiều khi được coi như thánh nhân, dân tự nhớ ơn làm ngày giỗ hàng năm. Ai có tội th́ bị phỉ nhổ ngàn đời. Những bạo chúa và chân tay bộ hạ thường bắt dân ca tụng, đúc tượng để thờ; nhưng khi bạo chúa bị hạ bệ hay chế độ của họ bị sụp đổ, th́ dân tự động hạ h́nh, vứt tượng xuống đất. Điển h́nh là dân Việt đă tự động tôn Trần hưng Đạo lên làm thánh nhân, hàng năm tự động làm lễ để ghi ân ngài, ngược lại những bạo chúa như Staline và Saddam Hussein mà chúng ta đă có dịp thấy phản ứng phẩn uất của dân trên truyền h́nh khi chế độ cộng sản Liên sô sụp đổ, khi Saddam Hussein bị hạ bệ. Người ta có thể nói Staline đă được chính quyền, các đảng cộng sản ca tụng nhiều nhất, nhưng rồi hành động đồ tể của ông, một trong những kẻ giết người đứng đầu thế giới, đă bị phơi bày, kết án. Sau khi đồ tể bị hạ bệ, không những dân Nga Sô oán ghét mà cả thế giới. Saddam Hussein của Irak cũng vậy, chỉ giờ trước giờ sau, khi bạo chúa chạy trốn, th́ dân Irak đă đạp h́nh, vứt tượng xuống đất. Ngày hôm nay chế độ cộng sản c̣n tồn tại ờ Việt Nam, bắt dân Việt phải tôn thờ Hồ chí Minh, nhưng ai cũng biết, nếu một ngày nào đó, chế độ này không c̣n, th́ người dân sẽ vứt h́nh, đạp tượng Hồ chí Minh. người ta có thể nói ngay ngày hôm nay, người dân đă phỉ nhổ Hồ chí Minh qua những câu thơ, câu vè. Chưa bao giờ đất nước chúng ta có một nền văn chương truyền khẩu chửi chế độ như hiện nay. Thật vậy, đức Trần hưng Đạo quả thật là một vị thánh nhân thương dân yêu nước, tài dức, văn vơ kiêm toàn. Hưng đạo vương là một người danh tướng đệ nhất, đánh giặc Nguyên có công, được phong làm Thái sư, Thượng phụ, Thượng quốc công, B́nh Bắc đại nguyên súy, Hưng đạo đại vương....... Hưng đạo đại vương thực là hết ḷng với vua, với nước, tuy rằng có quyền uy lừng lẫy, mà vẫn giữ chức phận làm tôi, không làm điều ǵ kiêu ngạo. Đang khi quân Nguyên quấy nhiễu, ngài cầm binh quyền, Thánh tông, Nhân tông cho ngài được chuyên quyền phong tước: trừ ra từ tước hầu trở xuống, cho ngài được phong trước rồi mới tâu sau. Thế mà ngài không dám tự tiện phong thưởng cho ai cả; phàm những nhà giàu mà ngài quyên tiền gạo để cấp cho quân ăn, ngài chỉ phong cho làm giả lang tướng mà thôi, nghĩa là tướng cho vay lương. Ngài cẩn thận như thế và ở với ai cũng thật là công chính cho nên đến khi ngài mất, từ vua cho chí bách tính ai cũng thương tiếc. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng để ghi nhớ cái công đức của ngài (Trần trọng Kim - Việt Nam Sử lược trang 160, 161 Nhà Xuất bản Tân Việt Sài g̣n). Trần hưng Đạo tên thật là Trần quốc Tuấn, con của An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần thái Tông là chú ruột, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Sử ghi Trần hưng Đạo mất ngày3 tháng 9 năm 13000 Dương lịch. Ngày sinh của ngài không rơ, nhưng sử gia cho rằng ngài sinh vào năm 1232. Khi quân Mông cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất vào năm 1257, Trần hưng Đạo mới khoảng 25 tuổi và là một viên tướng nhỏ, có nhiệm vụ cầm quân án ngữ ở biên thùy phía bắc. Ba chục năm sau, khi quân Mông cổ xâm chiếm nước ta lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1287), Trần hưng Đạo được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đôi quốc gia để chống giặc. Quân Mông cổ là quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, vó ngựa của chúng dẵm nát từ châu Á sang châu Âu, lập nên một đế quốc có thể nói là lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Lực lượng chúng huy động vào xâm lược đất nước chúng ta rất đông đảo và được chỉ huy bởi những tướng lừng danh trên thế giới, bách chiến, bách thắng, đặt duói sự chỉ huy của Thoát Hoan, thái tử Mông cổ. Thế lực quân Mông cổ cả hai lần đều rất mạnh, làm nhiều người nao núng, ngay cả vua Trần nhân Tôn, vào làn thứ hai, cũng lưỡng lự: Hay ta tạm hàng để cứu muôn dân !. Trần hưng Đạo đă khẳng khái trả lời: Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hăy chém đầu thần trước đă ! Trần hưng Đạo đă dùng chiến lược đoản trận đánh với trường trận. Ngài biết quân địch giỏi ở trận thế dài và rộng, v́ quân Mông cổ lúc bấy giờ đúng đầu về đi ngựa, đấu kiếm và bắn cung. Nay ngài dụ quân địch vào ngơ hẹp, chia quân địch ra mà đánh tùng khúc một. Đó là đoản trận. Trong cuộc phản công lần thứ nh́ 1285, ngài chém đầu Toa Đô, nguyên soái quân Mông cổ và khiến thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn về Tàu. Lần thứ ba, 1287, Thoát Hoan phải cuống cuồng chạy trốn mới thoát mạng, phần lớn các tướng Mông cổ hoặc bị chém đầu, hoặc bị bắt sống. Trần hưng Đạo là tướng đầu tiên trên thế giới đánh bại quân Mông cổ, bách chiến bách thắng ở mọi nơi trên thế giới vào lúc bấy giờ. Ngoài về sự nghiệp quân sự, Trần hưng Đạo c̣n có tài về văn học. Sách cũ ghi lại, ngay từ lúc 7 tuổi, ngài đă biết làm thơ. Ngoài việc là tác giả bản Hịch Tướng sĩ nổi tiếng, ngài c̣n là tác giả hai quyển sách về tư tưởng quân sự Binh Thư Yếu Lược và Vạn Kiếp Bí truyền.
Đó là con người Trần hưng Đạo, so với con người Hồ chí Minh th́ hoàn toàn trái ngược. Hồ chí Minh con người gian manh, quỷ quyệt, ăn gian, nói dối vừa bẩm sinh, vừa tập thành. Thật vậy người ta có thể nói Hồ chí minh là con người gian dối bẩm sinh. Ngay đến ngày sinh cũng dấu. Ngày hôm nay người ta biết đại khái là họ Hồ sinh vào khoảng năm 1890, tại làng Kim liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an. Hồ chí Minh có 50 tên khác nhau, không thừa nhận gia đ́nh, đối xử tệ bạc với anh chi. Hô Chí Minh rời Việt Nam năm 1911, làm phụ bếp trên một chiếc tàu Pháp, đi t́m đường nuôi thân, thế mà chính họ Hồ trong quyển Cuộc Đời Hồ chí Minh tác giả là Trần dân Tiến, chính thực là Hồ chí Minh, là đảng cộng sản Việt nam quỷ quyệt, gian manh, nói dối là đi t́m đường cứu nước, sự thực là t́m đường cứu thân, v́ đă viết thư với lời lẽ tâng bốc nước đại Pháp xin vào học Trường Thuộc địa (Ecole des Colonies) nay trở thành Viện Quốc tế Hành chánh (Institut international d'administration publique) ở đại lộ Observatoire, Paris 6e.. Vào năm 1912 từ New York, ông đă viết thư cho Khâm sai Pháp ở Huế xin cho cha một công việc như thừa biện ở các bộ hoặc huấn đạo hay quản giáo với lời lẽ van xin, quỵ lụy viên quan Pháp này. Tên Nguyễn ái Quốc là tên họ Ho ăn cắp từ tên chung mà các cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường và Nguyễn thế Truyền dùng để viết báo chung ở bên Pháp. Tên Hồ chí Minh là tên ăn cắp từ một người khác ở bên Tàu. Năm 1920, họ Hồ đi theo Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, mặc dầu chưa phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam. Vào những năm 20, cụ Phan bội Châu cũng được những đại diện của Đệ Tam Quốc tế gặp để chiêu dụ; nhưng cụ từ chối v́ nếu chấp nhận những điều kiện của tổ chức này có nghĩa là từ bỏ quốc gia, dân tộc. Ngược lại Hồ chí Minh lại chấp nhận và tự nguyện trở thành một đồ đệ mù quáng, trung thành; miễn sao thực hiện được tham vọng của ḿnh, theo đúng trường phái cộng sản Staline, cứu cánh biện minh cho phương tiện; dùng bất cứ phương tiện nào để thực hiện được mục đích ḿnh mong muốn, ngay dù vô đạo đức, phản luân lư, phản quốc gia, dân tộc. Ngoài việc gian dối bẩm sinh, Hồ chí Minh c̣n gian dối tập thành, được huấn luyện để trở thành gian dối. Sau khi theo Đệ Tam Quốc Tế, ông theo học trường Cộng sản Đông Phương, mà chương tŕnh học phần chính là nói dối và phá hoại. Để được chấp nhận vào học, chỉ cần có chứng chỉ làm việc 2 năm ở một hăng xưởng. Bài học đầu tiên của trường là học tṛ phải học nói dối: mỗi học viên phải tự làm cho ḿnh 3 phiếu lư lịch khác nhau và phải học thuộc ḷng, để tùy cơ nói dối. Chương tŕnh học sau đó có lư thuyết Mác Lê, một cách tóm lược và sơ khai, mà Hồ chí Minh đă sao chép lại trong quyển sách Đường Kách Mạng của ông. Phần chính c̣n lại là học tổ chức bất hợp pháp, lén lút phá hoại, nói một cách khác đi là học phá hoại, giết người, không coi luật pháp và đạo đức là ǵ cả. Hồ chí Minh, con người vọng ngoại chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Được Đệ Tam Quốc Tế phái về Việt Nam để cướp chính quyền, vào đâu những năm 40, họ Hồ sống ở Bắc Bó, và đă đặt tên núi là núi K. Marx và suối là suối Lénine, ở nơi đây. Ngay cả lúc gần chết, viết di chúc, họ Hồ cũng chỉ mơ ước được gặp các cụ Mác và Lê, chứ không muốn gặp những vị anh hùng của dân tộc. Nếu chúng ta đọc lịch sử những nước cộng sản trên thế giới từ Đông âu, qua Trung cộng, Bắc Hàn, Cuba, chúng ta cũng không thấy một lănh tụ cộng sản nào vọng ngoại như Hồ chí Minh. Hồ chí Minh, con người bán nước. Ngày hôm nay, người ta nghĩ chỉ có Lê khả Phiêu bán nước với hai Hiệp Định 1999 va 2000 kư với Trung Cộng về lănh thổ và lănh hải, dâng cho Trung cộng gần 800 km2 lănh thổ trong đó có ải Nam quan và thác Bản giốc; cùng 16 000 km2 vùng biển bắc Việt. Thực ra việc dâng đất cho Tàu đă có từ thời họ Hồ c̣n sống. Vào năm 1953, khi sửa đường xe lửa ở vùng biên giới Việt-Hoa, Trung cộng đă tự động rời một số cột mốc về phía nam, xâm lấn nước ta. Hồ chí Minh và đảng CS VN có phản đối trên báo chí thời đó. Nhưng phản đối cho có lệ. Ngày 4/9/1958, Trung cộng yêu sách quyền hải phận 12 hải lư, chỉ 10 ngày sau, tức ngày 14/9/1958, Phạm văn Đồng, Thủ tướng lúc bấy giờ, theo lệnh của Hồ chí Minh và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản VN, đă gửi 1 bức thư cho Chu ân Lai, Tổng Lư Quốc Vụ Viện Trung Cộng, tương đương với thủ tướng, thoả măn yêu sách của Trung Cộng, có nghĩa là gián tiếp dâng 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho Trung Cộng. Hồ chí Minh, con người đưa dân tộc và đất nước vào ṿng trầm luân, khổ ải Ngày 19/8/1945, lợi dụng cuộc biểu t́nh của công chức Hà nội đ̣i tăng lương, Hồ chí Minh và đảng Cộng sản đă gửi người trà trộn vào đoàn biểu t́nh, đi đến chỗ cướp các công sở và cước chính quyền. Ngày 2/9/1945, Hồ chí minh tuyên bố Độc Lập. Nhưng thực tế là Hồ chí Minh đă làm hành động Đuổi hổ của trước, rồi dắt báo vào cửa sau, chính thức đặt Việt Nam duói gông cùm đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, đặt Việt Nam vào cuộc tranh hùng tư bản cộng sản, đưa dân Việt từ trận chiến này qua trận chiến khác. Không những ngoại chiến mà c̣n nội chiến, chủ trương bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, đưa đến cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè t́m cách sát hại lẫn nhau. Dân Việt từ 1945 tới nay, chưa bao giờ lầm than như dưới thời cộng sản. Dân Việt đă phải chịu cảnh đô hộ không biết bao lần, nào đô hộ Tàu, đô hộ Pháp, đô hộ Nhật; nhưng chưa bao giờ dân phải bỏ nước ra đi cả triệu người, và không phải một lần, mà 2 lần, như dưới thời đô hộ cộng sản. Theo Tôn Tử, một nhà tư tưởng quân sự của Tàu cách đây 2 500 năm: Việc binh như việc lửa, dùng lâu ngày sẽ có hại vào thân...Việc binh kéo dài mà có lợi cho nước chưa từng có vậy (Tôn Ngô Binh Pháp - Ngô văn Triện dịch-trang 41). Hồ chí Minh chỉ nghĩ đến tham vọng cá nhân, thi hành bao cuộc chiến, mặc cho nước lầm than, dân phơi thây ngoài chiến trường, nhân lực và tài lực quốc gia khánh kiệt. Ở điểm này, so với đức Trần hưng Đạo, chúng ta mới thấy ngài yêu dân thương nước. Lời trăn trối cuối cùng của ngài cho vua Trần anh Tông là một bài học thương dân, yêu nước vô cùng quư giá: Làm thế nào thu hút được quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Và phải khoan dùng sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước, không c̣n ǵ hơn (Trần hưng Đạo- Binh Thư Yếu Lược- trang 23 nhà xuất bản Quê Mẹ Paris 1988). Khi chúng ta đọc ngài luận về tướng, chúng ta mới thấy rơ sự khác biệt giữa ngài và Hồ chí Minh. Ngài viết: Khí lượng của tướng, lớn nhỏ khác nhau. Tướng mà che điều gian, giấu điều họa,không nghĩ đến quần chúng oán ghét, đó là tướng chỉ huy mười người. Tướng mà dậy sớm khuya nằm, lời lẽ kín đáo, đó là tướng chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tướng chỉ huy được ngàn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong ḷng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực, rộng răi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người. Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước làng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lư, giữa biết việc người, coi bốn bể như một nhà, đó là tướng chỉ huy cả thiên hạ, không ai địch được (Sách đă dân-trang 15). Hồ chí Minh quả thật là người tướng che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến quần chúng oán ghét. Hơn thế nữa ông c̣n đày ải dân, bán nước, ông là một tội đồ của dân tộc, tội lớn hơn cả Mạc đăng Dung, Lê chiêu Thống. Trái lại, đức Trần hưng Đạo quả là một người từng yêu dân, thương nước, trên biết thiên văn, dưới biết địa lư, ngài quả là một vị tướng chỉ huy thiên hạ, không ai địch nổi. Thế mà Hồ chí Minh lại hổn xược với ngài, gọi ngài bằng bác, xưng tôi, trong khi đó lại gọi Lénine, K. Marx là cụ. Năm 1945, khi viếng thăm viếng đền đức Thánh Trần, Hồ chí Minh đă đọc một bài thơ hổn xược như sau. Bài thơ này có người bảo không do ông làm ra, nhưng dù sao ông cũng đă đọc trong một dịp quan trọng, cũng nói lên cái tư cách hổn xược, tính ngông cuồng của Hồ chí Minh: Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng Tôi bác chung nhau nợ núi sông. Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc, Tôi trừ giạc Pháp ngọn cờ hồng. Bác có anh linh cười một tiếng, Mừng tôi cách mạng đă thành công !
Trần trọng Kim khi nhận xét về người Việt, có viết: Về đường trí tuệ và tính t́nh, th́ người Việt Nam có cả tính tốt lẫn tính xấu. Đại khái th́ trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quư sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy nhiên vẫn có tính tinh vặt, cũng có khi quỉ quyệt, và hay bài bác, chế nhạo. Thường th́ nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự ḥa b́nh, nhưng mà đă đi đến trận mạc, th́ cũng có can đảm, biết giữ kỉ luật. (Trần trọng Kim Việt Nam sử Lược trang 18 Nhà xuất bản Tân Việt Sài G̣n). Chúng ta có thể nói đức Trần hưng Đạo và các tướng tá nhà Trần, từ trần Quang Khải, Trần b́nh Trọng tới Phạm ngũ Lăo, là kết tinh của tất cả những ǵ là tính tốt của dân Việt. Chính v́ vậy mà triều đại nhà Trần là một trong những triều đại vẻ vang, thịnh trị, dân sống an b́nh và hạnh phúc nhất. Ngược lại Hồ chí Minh và tay chân, bộ hạ trong đảng Cộng Sản là kết tinh tất cả những ǵ xấu xa của dân Việt. V́ vậy triều đại Hồ chí Minh là triều đại đen tối, bạo trị, dân sống đau khổ, lầm than chưa từng có trong lịch sử Việt.
Paris ngày 21/03/2004 Trực ngôn Chu chi Nam
|